Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp sẽ tăng gấp đôi

Ngày 15-9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tổng bí thư tán thành với đề nghị của ngành nông nghiệp rằng Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo để Quốc hội và Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư nguồn lực cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đảm bảo vốn ngân sách đầu tư năm năm sau (2015) sẽ tăng gấp đôi năm 2010.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ba năm qua đạt gần 290.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước.

Tại buổi làm việc, hầu hết ý kiến đều khẳng định đây là nghị quyết mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay. Đa số nội dung của nghị quyết khi triển khai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo những chuyển biến rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống nông dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước...

Các đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, trình độ dân trí... giữa cư dân nông thôn và thành thị. Hay như việc giải ngân của đề án dạy nghề cho lao động nông thôn quá chậm, kết quả chưa rõ ràng. Việc ban hành quá nhiều văn bản, chính sách mới cũng khiến lãnh đạo chính quyền, người dân nông thôn lúng túng. Riêng về việc ban hành văn bản, chính sách, Tổng bí thư nói: chương trình làm việc toàn khóa của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương nhiệm kỳ này sẽ giảm bớt việc ra nghị quyết, các văn bản, thay vào đó là tăng cường kiểm tra.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định thời gian ba năm là ngắn, dù khối lượng công việc đồ sộ, dù có nhiều biến động kinh tế trong nước và thế giới nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt những thành tựu nổi bật. Tổng bí thư nhấn mạnh thời gian tới ngành nông nghiệp và các bộ ngành liên quan cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các chương trình, kế hoạch, đề án đã đề ra cần được tập trung chỉ đạo, sớm hoàn thành; những nội dung chưa hợp lý cần phải được điều chỉnh; đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, sơ kết, tổng kết để nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt về cơ chế chính sách, tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn không ngừng phát triển.

ĐỨC BÌNH - TTXVN

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Đầu tư cho nông nghiệp để tránh sốc giá
  • Chạy theo lợi nhuận, nông dân phá vỡ sản xuất
  • GS Võ Tòng Xuân: Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản
  • Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu
  • Khi máy gặt không được chào đón
  • Hạt gạo và bài toán lợi nhuận người trồng lúa
  • GS Võ Tòng Xuân “kêu” đừng để nông dân “tự bơi”
  • Loay hoay với GAP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi