Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng dưa hấu không hạt

Thời gian gần đây, huyện Long Mỹ đã xuất hiện nhiều mô hình trồng màu cho hiệu quả kinh tế cao rất nhiều so với trồng lúa, trong đó có mô hình trồng dưa hấu không hạt.

 Anh Lê Văn Bình, ở ấp 8, xã Long Trị, huyện Long Mỹ có thời gian gắn bó với mô hình trồng dưa hấu từ 4 năm qua. Từ 2 công đất ruộng ban đầu, nhờ vào cây màu mà hiện nay anh đang sở hữu trên 1 ha đất sản xuất. Mới đây, anh Bình vừa cho thu hoạch 2 công dưa hấu không hạt - được Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ cùng Công ty Syngenta Việt Nam tổ chức điểm trình diễn tại rẫy của anh, cho năng suất đạt gần 7 tấn trái. Nhờ bán giá cao với 5.000 đ/kg, anh Bình đã thu về lợi nhuận trên 17 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Anh Bình cho biết, dưa hấu không hạt cũng dễ trồng như dưa có hạt, nhưng ưu điểm là ít sâu bệnh, nặng ký, bảo quản được lâu, đầu ra rất ổn định. Đặc biệt, sau khi trồng được bao tiêu sản phẩm, giá cả tùy thuộc thị trường vào thời điểm thu hoạch.

 Cơ duyên trồng dưa hấu không hạt đến với anh Bình từ cuối năm 2008 khi đi tham quan hội chợ ở Cần Thơ. Tại đây, qua tham quan các gian hàng sản phẩm nông nghiệp, anh Bình thấy nhiều người chọn mua dưa không hạt, khi về anh quyết định trồng thử. Đây là loại dưa hấu có năng suất và cho lợi nhuận cao, tuy nhiên theo anh Bình, nhược điểm của nó là không thể tự thụ phấn được. Vì vậy, phải trồng xen dưa hấu có hạt, phải thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhụy dưa có hạt úp vào nụ của dưa không hạt để đậu trái. Phần nữa, loại giống này còn hiếm nên giá giống cũng cao hơn nhiều so với dưa có hạt, nhưng đổi lại là mỗi ký dưa khi thu hoạch đều cao giá hơn dưa thường từ 1.000-1.500 đ/kg. Đặc biệt, loại này rất nặng ký, trung bình khoảng 4 kg/trái, thậm chí có trái lên đến 7 kg, nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng. Hiện tại, ngoài thị trường bán lẻ, siêu thị đều có giá trên 10.000 đ/kg, nhưng có rất nhiều người chọn mua. Theo anh Bình, hiện nay người tiêu dùng có mức sống khá, vì vậy thực phẩm cho họ không chỉ ngon, chất lượng, mà vẻ bề ngoài cũng cần được chú ý làm sao cho bắt mắt, dù giá cả có cao đôi chút nhưng họ vẫn chấp nhận.

 Anh Bình cho biết, sau vụ dưa này, sẽ cải tạo đất và tăng diện tích lên 5 công để trồng vào cận tết. Ngoài ra, sẽ vận động bà con trong khu vực chuyển sang trồng dưa không hạt để tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Vì loại này ổn định, được bao tiêu đầu ra khi thu hoạch, không phải chạy đôn chạy đáo bán lẻ khi dội chợ như các loại dưa khác.

 Trước đó, ông Ba Trứ ở ấp Bình Thạnh, xã Long Bình cũng được chọn làm mô hình trình diễn về dưa hấu không hạt và dưa cho năng suất đạt 3 tấn/công. Ông Ba Trứ cho biết, mặc dù thời tiết khắc nghiệt, kết hợp những cơn mưa trái mùa cộng với thiếu kinh nghiệm, nhưng trái vẫn đạt từ 3-5 kg. Theo ông Trứ, dù mới trồng thí điểm lần đầu, nhưng giá cả và thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn nhiều so với một số giống dưa có hạt. Dù giá bán ra tại ruộng là 5.500 đ/kg, nhưng vẫn cao hơn dưa có hạt từ 1.500-2.000 đ/kg cùng thời điểm thu hoạch. Chỉ với 2,5 công dưa không hạt, sau khi trừ các khoản chi phí từ phân bón, màng phủ nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, đã mang về cho ông khoản lợi nhuận hơn 10 triệu đồng. Ông Trứ cho biết, tới đây, gia đình sẽ mở rộng diện tích để trồng dưa hấu không hạt, trong đó có vụ dưa hấu tết tới.

 Trưởng trạm Khuyến nông huyện Long Mỹ Nguyễn Văn Thống cho biết, đây là loại dưa hấu mới xuất hiện thời gian gần đây, nhưng rất có triển vọng. Hàng năm, Long Mỹ có diện tích trồng màu khoảng 5.000 ha, trong đó, dưa hấu chiếm rất lớn nhưng đa phần là dưa có hạt. Trong định hướng sản xuất của huyện năm nay và những năm tiếp theo, sẽ chọn và phát triển cây màu theo hướng sạch, trồng theo quy trình GAP. Trước mắt, chọn các xã có diện tích trồng màu nhiều làm thí điểm, trong đó sẽ đưa dưa hấu không hạt vào làm điểm trình diễn để người dân thấy tính khả thi, hiệu quả mang lại rồi tự nhân rộng. Đầu ra của loại này không đáng lo ngại, đặc biệt ở các điểm trồng đều được nhà cung ứng hạt giống bao tiêu sản phẩm nên rất ổn định và an tâm đối với người sản xuất...

(Theo HOÀI THANH // báo Hậu Giang)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Tân Thành phát huy kinh tế vườn
  • Làm giàu từ cây khoai lang
  • Đồng đất ta đã mới
  • Hội Nông dân Hà Nội: Gần 216 tỷ đồng giúp nông dân phát triển sản xuất
  • Xây dựng và phát triển các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh mạnh
  • Đào bắt sâm đất nhưng lại phá rừng phòng hộ
  • Xin đừng đẩy nông dân vào thế " việt vị"!
  • Nuôi tôm sạch trên vùng đầm phá Tam Giang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi