Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2009: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 chỉ đạt 1 con số

Trong thông báo của ông Benedict Bingham - Đại diện Thường trú cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam có nhận định, GDP của Việt Nam sẽ tăng khoảng 5% trong năm 2009, thấp hơn năm 2008 (năm 2008 GDP của Việt Nam là 6,23%).

Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam, IMF cho rằng sau năm 2007 với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đà tăng trưởng đã giảm xuống trong năm 2008. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đang giảm, phản ánh sự đi xuống của các nền kinh tế và những đối tác thương mại chính. Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài, hai nguồn chính của hoạt động kinh tế năm 2007 cũng đang giảm xuống do sự suy giảm của các điều kiện kinh tế toàn cầu. Những thách thức bên ngoài này kết hợp với những thách thức bên trong bắt nguồn từ thâm hụt lớn của cán cân vãng lai cũng như những điểm yếu trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp làm tình hình khó khăn hơn.
 

Trong bối cảnh đó, IMF có những đánh giá sơ bộ về triển vọng kinh tế Việt Nam như sau:

- Do môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế giảm từ 8,5% trong năm 2007 xuống 6,25% trong năm 2008 và sẽ giảm hơn nữa xuống còn 5% trong năm 2009.
 

- Với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào cuối năm 2009, mặc dù lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng) có thể giảm chậm hơn.
 

- Thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại dự kiến sẽ giảm với việc nhập khẩu giảm nhiều hơn so với giảm xuất khẩu và kiều hối, nhưng vẫn giữ ở mức cao (9% của GDP) trong năm 2009 và vẫn còn là nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương vì dự trữ quốc tế của Việt Nam tương đối thấp (3 tháng nhập khẩu).
 

IMF nhận thấy rằng những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng đã tăng lên trong năm 2008 và có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2009 do hoạt động kinh tế chậm lại. Trong khi vốn và trích lập dự phòng được tăng trong hai năm qua đã tạo ra một chỗ đệm đáng kể, đặc biệt là với những ngân hàng cổ phần lớn, thì vị thế tài chính của các ngân hàng rất có thể sẽ yếu đi trong năm 2009.
 

Tuy nhiên, IMF kết luận, về trung hạn, triển vọng vẫn có thuận lợi miễn là Chính phủ vẫn duy trì các chính sách lành mạnh và tiếp tục cải cách để tăng tính cạnh tranh của Việt Nam. Giữ vững được đà cải cách qua giai đoạn khó khăn này là rất quan trọng để củng cố niềm tin của nhà đầu tư và đảm bảo Việt Nam được đặt vào một vị thế tốt khi thế giới thoát khỏi sự suy yếu kinh tế toàn cầu hiện nay.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • 6 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2009
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân Chiến lược ứng phó của DN lớn
  • 2009: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 chỉ đạt 1 con số
  • WTO không phải là cứu cánh!
  • Vấn đề nông nghiệp - nhìn từ lý thuyết giá trị
  • Giải pháp đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững
  • 6 trợ lực cho doanh nghiệp
  • Cần làm tốt hơn công tác dự báo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi