Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp - Doanh nhân Chiến lược ứng phó của DN lớn

Giới phân tích kinh tế cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần có sự đánh giá và cân nhắc lại chiến lược, kế hoạch nhằm đảm bảo mối tương thích lớn nhất giữa chiến lược, kế hoạch và biến động thực tiễn.


Theo kết quả khảo sát trực tuyến mà Công ty cổ phần Đánh giá Việt Nam vừa thực hiện với các thành viên Câu lạc bộ VNR 500 (tức là 500 DN lớn nhất Việt Nam), đại diện của 50% thành viên cho rằng, sẽ không giữ được mức tăng doanh thu và lợi nhuận trong nửa đầu năm 2009, chỉ còn 21% DN dự đoán sẽ không có thay đổi về hai chỉ số này. Gộp lại có thể thấy, có tới 71% DN lớn đã thực sự bước chân vào khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Dẫu sao thì 29% DN lớn còn lại kỳ vọng vào mức tăng doanh thu, lợi nhuận trong nửa đầu năm 2009 là một tỷ lệ khá cao trong bối cảnh hiện nay. Phần lớn các chuyên gia kinh tế cho rằng, đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 là thời điểm này và khả năng phục hồi sớm, nếu có, chỉ có thể bắt đầu vào quý IV/2009. Thậm chí ông Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam còn nhận định rằng, việc dự báo khả năng phục hồi vào quý IV năm nay là quá lạc quan, do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới nằm ở sự bất ổn về cấu trúc, chứ không phải là do điều hành kinh tế.

Như vậy, khả năng ứng phó để vượt qua thách thức có thể được ghi nhận ở số DN quy mô lớn này. Hơn thế, 29% DN này đã tuyên bố sẽ tăng quy mô lao động trong quý I/2009. Một phần cho kế hoạch mở rộng là do chiến lược phát triển dịch vụ mới, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng trong giai đoạn suy thoái. 50% DN trong VNR 500 đã lựa chọn cách đi này cho chiến lược kinh doanh của mình.

Thực ra, nhiều quan điểm cho rằng, sự đầu tư này là khá mạo hiểm trong bối cảnh thị trường thay đổi bất thường. Việc xây dựng được một chiến lược đúng cho giai đoạn khủng hoảng đòi hỏi việc đầu tư chất xám lớn và kỳ công. Tuy nhiên, đại diện Tập đoàn T&T cho rằng, vấn đề ở đây là cách thức để vượt qua. “Tìm tới thị trường mới, đa dạng thị trường phải song hành với cơ cấu lại nguồn vốn, tổ chức, nhân sự và cả công nghệ, bởi công nghệ sẽ quyết định giá thành sản phẩm.

Khó khăn chung song các lĩnh vực khác nhau vẫn có những cơ hội khác nhau”, ông Trần Đỗ Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T nói và cho biết, thay vì các mũi nhọn xe máy, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, điện tử - điện lạnh, năm nay, T&T đã lựa chọn hướng vào sản xuất xe hai bánh gắn máy, ba bánh gắn máy phục vụ xuất khẩu tới những thị trường mới, tập trung vốn cho khoáng sản và sản phẩm ống nhựa công nghiệp.

Tìm cách thay thế vị trí của những đối thủ cạnh tranh đang bị khủng hoảng ở những thị trường mới cũng là một trong những cách đi mà 21% DN trong VNR 500 nỗ lực thực hiện. Số lựa chọn cắt giảm chi phí hoạt động và điều chỉnh cơ cấu là 21%. Thật khó lý giải khi vẫn có tới 7% không có thay đổi gì về chiến lược.

Trong khi 78% DN lớn dự báo mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 chỉ trong khoảng 5%-6%, thậm chí có tới 18% dự báo mức này dưới 5%, song có lẽ sự không thay đổi về chiến lược này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Rất có thể, những DN lớn đã chuẩn bị sẵn chiến lược ứng phó với khủng hoảng ngay từ năm 2008, song trong bối cảnh mới, giới phân tích kinh tế cho rằng, vẫn cần có sự đánh giá và cân nhắc lại các chiến lược, kế hoạch nhằm đảm bảo mối tương thích lớn nhất giữa chiến lược, kế hoạch và biến động thực tiễn.

Cũng cần phải nói thêm rằng, vẫn có khoảng 11% DN tính tới việc cắt giảm lao động. 61% còn lại cho biết sẽ cố gắng giữ nguyên số lượng lao động hiện có. Áp lực không sa thải lao động là khá lớn đối với các DN lớn. Đa phần trong số này là những DN có tới hàng nghìn lao động.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho rằng, việc giữ người vào thời điểm này thực sự là thách thức lớn trong bối cảnh cần cắt giảm chi phí. Song ông Tam cũng cho biết, Công ty sẽ giữ nguyên 2.000 công nhân đang làm việc, tuy khả năng giữ nguyên thu nhập là không chắc chắn.

 





 

( Theo báo Đầu tư )

  • 6 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2009
  • 2009: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 chỉ đạt 1 con số
  • 2009: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009 chỉ đạt 1 con số
  • WTO không phải là cứu cánh!
  • Vấn đề nông nghiệp - nhìn từ lý thuyết giá trị
  • Giải pháp đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững
  • 6 trợ lực cho doanh nghiệp
  • Cần làm tốt hơn công tác dự báo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi