Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Bài toán” đầu tư cho tương lai

Nhân viên Holcim và sinh viên trường ĐH Bách Khoa tham gia chiến dịch mùa hè xanh, làm đường cho huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Phát triển bền vững (PTBV) ngày nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay tập đoàn lớn, mối quan tâm này đã lan rộng trên toàn cầu và đây cũng là mối quan tâm của VN nói chung và của các DN, doanh nhân VN nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, PTBV được xem như một “bài toán” đầu tư cho tương lai của chính các DN.

Theo ông Trần Phú Sơn, Phó TGĐ Ernst & Young VN, PTBV và thực hiện TNXH DN là hai hoạt động không thể tách rời mà có tính bổ sung cho nhau hết sức chặt chẽ. Nếu nhìn nhận đơn giản khi cho rằng DN hoạt động duy nhất vì lợi nhuận và bù đắp lại chi phí xã hội thông qua việc đóng thuế mà không có nhận thức TNXH trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh thì chắc chắn chi phí xã hội phải trả cho sự ô nhiễm môi trường mà DN gây ra lớn hơn nhiều lần lợi ích từ DN mang lại. Với sự nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, việc DN thực hiện tốt các TNXH sẽ mang lại lợi ích tăng trưởng và PTBV của chính DN đó.

Hậu quả nhãn tiền

Ông Sơn lấy ví dụ các DN vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức khỏe con người như vụ việc của Cty Vedan xả thải ra sông Thị Vải, hay vụ sản xuất sữa nhiễm melamine của Trung Quốc, cộng đồng ngày càng quan tâm và có những phản ứng rõ rệt đối với các DN vi phạm như tẩy chay hàng hóa do DN sản xuất... Ngay lập tức, hoạt động kinh doanh của các DN vi phạm bị ảnh hưởng nặng nề, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. “Danh tiếng bị suy giảm nghiêm trọng và chắc chắn phải mất không ít thời gian và nguồn lực mới có thể khôi phục lại” - ông Sơn khẳng định.

Trên thực tế, ngoài những vụ đầu độc môi trường mà ông Sơn kể cũng như báo chí và dư luận phát hiện thời gian gần đây như: Cty TNHH Xuân Hòa (Vĩnh Phúc), Cty TNHH Miwon VN (Phú Thọ), Cty CP công nghiệp Tung Kuang (Hải Dương)... chắc chắn vẫn còn không ít những vụ khác chưa được dư luận phanh phui. Nhiều DN chỉ quan tâm đến cái lợi cho mình, còn cái hại thì để xã hội và môi trường gánh chịu.

Lợi nhuận từ PTBV

Các DN trong và ngoài nước đều cho thấy, đầu tư cho PTBV không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN mà còn cho cả cộng đồng. Nhiều DN nhờ biết đầu tư PTBV, thực  hiện tốt TNXHDN đã trở thành những DN hàng đầu trên thế giới. Trường hợp Cty Holcim (Vietnam) Ltd cũng là một ví dụ điển hình. Với  quan điểm: PTBV cần đến sự cân bằng và song hành giữa lợi nhuận DN với TNXH, Holcim (Vietnam) Ltd đã tích cực phát triển và thúc đẩy các giải pháp PTBV cho các bên liên quan, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên không tái tạo để sản xuất xi măng và hạn chế khí thải CO2, đóng góp trực tiếp cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở các vùng đất ngập nước và núi đá vôi... được cộng đồng đánh giá cao.

Một trường hợp khác là Tata Steel, tập đoàn thép hàng đầu của Ấn Độ, ngay từ năm 1912, Tata đã thực hiện các sáng kiến về 8 giờ làm việc mỗi ngày, miễn phí y tế, nghỉ phép có lương, trợ cấp thai sản, chia sẻ lợi nhuận, thành lập công đoàn, chế độ bồi thường cho công nhân... tất cả các hoạt động này đều sớm hơn nhiều so với việc áp dụng luật ở Ấn Độ. Ông Indronil Sengupta, GĐ khu vực Đông Nam Á của Tata Steel, đồng thời là Phó Chủ tịch của VBCSD, chia sẻ: “Dường như sẽ là mâu thuẫn giữa quyền lợi của DN và PTBV khi phải chi trả rất nhiều cho các công nghệ mới và phát triển lợi ích cộng đồng, nhưng đó chỉ là cái nhìn ngắn hạn. Chắc chắn trong thời gian dài, những mục tiêu hướng về lợi ích cộng đồng sẽ được đền đáp”.

Diễn đàn Doanh nhân VN: Kinh doanh bền vững và Trách nhiêm xã hội DN sẽ được tổ chức ngày 8/10/2011 do VCCI chủ trì, VBCSD và báo DĐDN phối hợp với Dự án “Hỗ trợ DNNVV VN nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội DN nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững - EU” tổ chức.

Một mô hình kinh doanh mới vì cộng đồng - mô hình kinh doanh cùng người nghèo đang được một số  DN triển khai rất thành công, đó là mô hình trồng chè ở miền núi phía Bắc, mô hình trồng mía ở Thanh Hóa mô hình trồng sắn ở miền Trung, mô hình nuôi bò sữa ở ĐBSCL... Đây không phải là việc làm từ thiện của các DN mà là chiến lược kinh doanh mới, sáng tạo và bền vững. Thực tế cho thấy, người nghèo, người có thu nhập thấp chiếm 80 - 85% dân số, họ là nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, người lao động, người phân phối sản phẩm đến vùng sâu vùng xa và người tiêu dùng. Trong khi thị trường những người có thu nhập cao gần như đã đạt đến điểm bão hoà thì thị trường dành cho người nghèo vẫn chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, các DN cần tiếp tục nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm cho người có thu nhập thấp, đưa kinh doanh cùng người nghèo vào chiến lược kinh doanh của DN.

Thay lời kết

Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố hàng đầu để việc thực hiện TNXH DN được tốt đó chính là nhận thức của người lãnh đạo DN. Đây là một yếu tố quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo DN phải có tầm nhìn dài hạn cho PTBV. Trên thực tế, TNXH DN không chỉ là thực hiện các hoạt động từ thiện như cách hiểu của nhiều DN hiện nay mà còn bao gồm trách nhiệm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh và chia sẻ khó khăn với cộng đồng.

Thiết nghĩ, chi phí thực hiện TNXH cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sẽ bị thu hẹp. Chính vì vậy, nếu DN không đưa việc thực hiện TNXH vào chiến lược chung của DN thì sẽ dẫn đến sự triển khai mang tính theo cảm hứng, manh mún và không có tác động tích cực và bền vững đối với xã hội.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Sức khỏe nền kinh tế, nhìn từ một con số “lạ”
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cần cách làm mới?
  • Thiếu minh bạch, nguy cơ tha hóa quyền lực nhà nước
  • Lương công chức: Bao nhiêu thì đủ?
  • Vì sao quỹ ngại rót vốn vào Việt Nam ?
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: 3 rủi ro lớn từ nợ công của Việt Nam
  • Việt Nam: Cảnh giác với phần chìm của nợ công
  • Hai kịch bản kinh tế và các cân đối lớn của 2012
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi