Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài toán sản xuất hàng tết khá nan giải

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng tết năm đang chịu nhiều áp lực do hầu hết chi phí đầu vào tăng. Chính vì vậy, cân đối chi phí đưa ra mức giá bán sản phẩm phù hợp để thị trường chấp nhận là bài toán khá nan giải hiện nay.

Giá hàng tết sẽ tăng do nguyên liệu chủ lực làm hàng tết đã tăng ít nhất 30%. Ảnh minh hoạ. Ảnh: A.Q

Vào thời điểm này năm trước, công ty cổ phần thuỷ hải sản SG Fico đã rục rịch chuẩn bị sản xuất hàng phục vụ tết Nguyên đán. Nhóm sản phẩm chủ lực tết gồm có món lẩu thái, chả giò, cá viên, doanh thu thường tăng 50 – 70% vào các ngày cao điểm tết nên được SG Fico lên kế hoạch sản xuất. Nhưng năm nay, bà Lê Thị Thanh Lâm, phó tổng giám đốc cho biết: “Chúng tôi chưa dám sản xuất vì 100% nguyên liệu đầu vào đang tăng giá. Nếu sản phẩm làm ra giá quá cao, người tiêu dùng không mua, ôm lỗ là cái chắc”.

Kẹo mứt, hải sản đông lạnh...

Cá tra philê, tôm, mực – một trong nhóm nguyên liệu chủ lực làm hàng tết, theo bà Lâm, đã tăng ít nhất 30% chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, còn so với cùng kỳ năm ngoái có loại tăng 50% như cá tra. “Tôi mới nhận thông báo của nhà cung cấp tăng thêm 6.000 đồng/kg philê nguyên liệu cá tra, lên 24.000 đồng, tức khoảng 33% và họ nói sắp tới chưa biết giá sẽ như thế nào vì nguyên liệu đang thiếu trầm trọng”, bà Lâm nói thêm.

Mứt, bà Hoàng Thị Tâm Ái, giám đốc công ty sản xuất thực phẩm Trí Đức cũng nhận định sẽ tăng giá ít nhất 20% so với năm ngoái. Cơ sở để đưa ra nhận định này, theo bà Ái, là do giá đường hiện đang tăng quá cao (trên 30%, từ 17.000 đồng tháng 11.2009 lên 23.000 đồng hiện nay).

Giá các loại nguyên liệu như bí, sen, gừng, khoai, càrốt, dừa… đều tăng từ 30% cho đến trên 100% so với năm ngoái. Giới kinh doanh dự đoán mứt dừa từ 100.000 đồng/kg năm ngoái có thể lên 160.000 – 180.000 đồng/kg vào tết này. Giá các loại bánh kẹo được các công ty sản xuất trong nước dự kiến mức tăng thấp nhất khoảng 10%.

Công ty Kinh Đô chưa công bố giá hàng tết cụ thể, nhưng bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, giám đốc đối ngoại công ty Kinh Đô cho biết: “Giá có thể sẽ cao hơn năm ngoái vì tất cả các loại nguyên liệu đầu vào đều tăng...”.

Đến hàng điện máy

Các nhà bán lẻ hàng điện máy cho rằng, đây là đợt tăng giá mạnh nhất trong vài năm trở lại đây. Từ ngày 11.11.2010, Nokia đã tăng giá 8% cho khoảng 90% mẫu máy của hãng đang có mặt trên thị trường. Với nhóm hàng điện lạnh như tủ lạnh, máy lạnh… nếu là hàng nhập khẩu nguyên chiếc sẽ tăng ít nhất là 5%, còn nếu hàng nhập linh kiện (gia công, lắp ráp tại Việt Nam) sẽ tăng ít nhất là 3%. Khảo sát trên thị trường, hiện những mặt hàng điện lạnh của Sanyo, Panasonic, Hitachi đã tăng giá. Hiện nay, những thương hiệu lớn trong ngành điện máy, chỉ có Samsung chưa thấy đề cập chuyện tăng giá cho nhóm sản phẩm điện lạnh. Theo giám đốc một siêu thị điện máy tại TP.HCM, nhóm hàng điện gia dụng cũng chuẩn bị tăng giá từ 6 – 10% so với giá niêm yết hiện nay. Thời gian thực hiện việc tăng giá mới thường được bắt đầu khi các hãng thông báo tăng giá chính thức khoảng 15 ngày.

Trong khi các nhóm hàng khác đã và chuẩn bị tăng giá thì cho đến nay nhóm hàng điện tử như tivi, đầu máy, loa... chưa thấy tăng. Nhưng theo giám đốc kinh doanh của một siêu thị bán lẻ hàng điện máy tại TP.HCM: “Chưa chứ không phải là không. Dự báo vào mùa mua sắm cuối năm nay, nhóm hàng điện tử sẽ tăng từ 1 – 3%...”.

 

(Theo Gia Vinh – Hoàng Bảy – Minh Thành/sgtt)

  • Trạm cấp nước tiền tỷ đắp chiếu
  • Dường như Việt Nam "đắp đê" hơi nhiều trong điều hành kinh tế
  • Tăng trưởng của VN hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản
  • Xây đề án cung cấp thông tin về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
  • Đại sứ EU tại Việt Nam: Khả năng đạt FTA giữa EU và Việt Nam trong hai năm tới
  • Kiểm soát giá để chặn lạm phát
  • Kinh tế Việt Nam: 3 rủi ro lớn nhất đối với nợ công
  • Việt Nam vững vàng vượt sóng gió
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi