Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trạm cấp nước tiền tỷ đắp chiếu

Buồng kỹ thuật nhà máy thành giường ngủ của công nhân.
Ảnh: T. Đảng.

Trong khi hàng nghìn hộ dân khát nước sạch thì trạm cấp nước được đầu tư hàng tỷ đồng do UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) làm chủ đầu tư đắp chiếu nhiều năm nay.

Đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân ở khu vực nông thôn tại huyện Gia Lâm, năm 2000, thành phố Hà Nội có chủ trương đầu tư các công trình, trạm bơm nước về các xã. Ninh Hiệp là một trong những xã đầu tiên của huyện Gia Lâm được đầu tư xây dựng hệ thống trạm cấp nước sạch này.

Với vai trò là chủ đầu tư, năm 2004, UBND huyện Gia Lâm đã triển khai dự án theo 2 giai đoạn (2004 - 2006, 2006 - 2007) với tổng vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng (lấy từ ngân sách thành phố và ngân sách xã Ninh Hiệp).

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành năm 2008 nhà máy chỉ chạy thử được 2 lần rồi nằm im lìm từ đó. Nhiều người dân ở xã Ninh Hiệp cho biết, nguyên nhân khiến nhà máy đắp chiếu là nhà máy không thể đưa nước vào từng nhà dân. “Được đầu tư trên 13 tỷ đồng trong đó có một phần kinh phí đóng góp của người dân nhưng nay nhà máy nằm phơi nắng mưa quả là lãng phí” - Anh Nguyễn Văn Trường, một người dân ở thôn 7, xã Ninh Hiệp nói.

Ông Lê Văn Điện, phó trưởng thôn 8 (Ninh Hiệp) cũng cho biết, trên địa bàn xã hiện nay ngoài khu công nghiệp còn có rất nhiều cơ sở sản xuất khác hoạt động nên nước ngầm đã bị ô nhiễm nặng, người dân trong xã rất mong có nước sạch để dùng. “Hệ thống đường ống, đồng hồ đã lắp đặt đến từng nhà dân trong xã, nay đắp chiếu một nơi và bắt đầu hoen gỉ” - Ông Điện nói.

Ông Lý Duy Khương, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp cho rằng, mục tiêu xây dựng trạm bơm là để phục vụ nước sạch cho khoảng 1,5 vạn dân trong xã, tuy nhiên khi đưa vào sử dụng, do áp suất không đủ lớn nên nước không thể vào hết các nhà dân.

Chưa một ngày phục vụ, trạm cấp nước sạch tiền tỷ bắt đầu hoen gỉ             Ảnh: Trọng Đảng
Chưa một ngày phục vụ, trạm cấp nước sạch tiền tỷ bắt đầu hoen gỉ. Ảnh: Trọng Đảng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Dương Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (chủ đầu tư) cho biết, công trình cấp nước sạch Ninh Hiệp được giao cho Ban Quản lý dự án huyện thực hiện. “Huyện đang giao cho thanh tra xuống khảo sát và thanh tra lại toàn bộ quy trình xây dựng cũng như lắp đặt các thiết bị tại nhà máy. Sau khi có kết luận thanh tra huyện sẽ có phương án cụ thể cho nhà máy này” - Ông Dũng nói.

(Theo Tienphong Online)

  • Dường như Việt Nam "đắp đê" hơi nhiều trong điều hành kinh tế
  • Tăng trưởng của VN hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản
  • Xây đề án cung cấp thông tin về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
  • Đại sứ EU tại Việt Nam: Khả năng đạt FTA giữa EU và Việt Nam trong hai năm tới
  • Kiểm soát giá để chặn lạm phát
  • Kinh tế Việt Nam: 3 rủi ro lớn nhất đối với nợ công
  • Việt Nam vững vàng vượt sóng gió
  • Quản lý đất đai: Tham nhũng "vươn tay" vào tất cả các công đoạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi