Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp kêu trời vì "một cửa"

Anh Trần Phú Nam phải đi lại
rất nhiều lần khi làm đăng ký
khai sinh doanhnghiệp 
Anh Trần Phú Nam, chủ cơ sở dịch vụ diệt côn trùng Việt Xanh, ngồi vật vờ trong phòng Đăng ký kinh doanh số 2 của Sở KH-ĐT Hà Nội, vô cùng đau khổ vì cả tháng nay vẫn không có dấu doanh nghiệp, trong khi khách hàng thì giục ký hoàn tất hợp đồng.

Anh Nam kể, đã kinh doanh ngành nghề này từ 5 năm trước và nay quyết định lập công ty. Vì nghe nói đăng ký kinh doanh chỉ mất hơn một tuần, nên anh Nam đã nhận hợp đồng ký sẵn từ khách hàng và hứa sẽ sớm gửi lại. Nhưng cho dù đã thuê một công ty tư vấn luật hoàn tất các thủ tục liên quan thì anh Nam vẫn phải đi lại nhiều lần từ 15 ngày nay.

Cạnh anh Nam, chị Nguyễn Thị Thu Hương, đăng ký thành lập một hãng quảng cáo hữu hạn một thành viên, cũng đã phải đi lại nhiều lần từ 3 tuần trước. 

“Sau 5 ngày làm việc kể từ lần nộp hồ sơ đầu, tôi đến nhận kết quả và được biết hồ sơ bị trả lại”, chị Hương kể. “Ngoài một số lỗi nhỏ ví dụ ghi thiếu tên phường ở địa chỉ đăng ký kinh doanh, tôi thấy ở cạnh phần kê khai một ngành nghề kinh doanh là cung cấp lao động, chuyên viên có ghi chú: “Ghi lại theo luật chuyên ngành”.”

Tự tin vì đã từng theo học một khóa học về luật tại Pháp, chị Hương tìm lại các văn bản về các ngành kinh doanh yêu cầu điều kiện và sửa. Sau khi quay lại Phòng Đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ đã sửa, chị tiếp tục đợi 5 ngày làm việc, tức là tròn 1 tuần, để được biết kết quả.

Lần này, hồ sơ... tiếp tục bị trả lại. Chuyên viên xử lý hồ sơ tiếp tục tìm ra những lỗi khác, ví dụ đoạn văn bản in mờ, và sửa rõ hơn vào phần ghi ngành nghề kinh doanh: “Cung ứng lao động tạm thời...”.

Ngày 17.11.2009, Sở KH-ĐT Hà Nội phối hợp Công an thành phố, Cục Thuế thành phố thực hiện "một cửa" trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu cho doanh nghiệp, theo Quyết định 112/2009/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội.

Theo quy trình này thì doanh nghiệp chỉ mất tối đa là 9 ngày để hoàn thành việc "khai sinh" (gồm cấp đăng ký kinh doanh, mã số thuế 5 ngày; làm con dấu 4 ngày), so với 30 ngày trước đây. Mục tiêu chính của cách tổ chức này là, doanh nghiệp sẽ không phải đi lại nhiều.

Phát biểu trên Báo Thanh Niên thời điểm đó, Phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội Nguyễn Văn Tứ nói rằng: "Khi muốn đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần đến Phòng Đăng ký kinh doanh là đủ. Các việc còn lại là thủ tục nội bộ của các cơ quan hành chính phải làm, không nên bắt doanh nghiệp phải đi lại nhiều".

Trên thực tế, tại điểm đăng ký kinh doanh của Hà Nội hiện nay, người ta vẫn nhìn thấy ít nhất 5 ô cửa và các ô cửa đó thì không "thông" với nhau. Sau khi may mắn nhận lại hồ sơ đã xét duyệt từ bộ phận trả đăng ký kinh doanh, người đi đăng ký phải cầm nguyên bộ hồ sơ đó, đi một bước chân sang ô làm thủ tục đăng ký mã số thuế. Rồi lại một bước chân khác, sang ô làm con dấu... Tính một bước chân đi nhưng thực ra là nửa buổi chờ đợi.

Nếu bên đăng ký mã số thuế đã gọi tên mà bên lấy dấu vẫn chưa đến lượt (tức là chưa có con dấu để đóng vào tờ đăng ký mã số thuế) thì người đợi sẽ mất lượt, phải chờ đến hôm sau để đợi lại từ đầu. Bỡ ngỡ với thủ tục để khởi sự doanh nghiệp đầu tiên của mình, nhiều người đã lựa chọn giải pháp tiết kiệm nhất với họ là bỏ ra 1,5 - 1,6 triệu đồng thuê công ty tư vấn lo liệu tất cả.

“Mỗi lần làm đăng ký cho khách hàng, chúng tôi cầm hồ sơ lên gặp cán bộ phụ trách địa bàn mà doanh nghiệp đăng ký, mang luôn theo đó bản mềm các tệp hồ sơ liên quan để cán bộ này tiện sửa chữa ngay trên máy”, một nhân viên công ty tư vấn luật muốn giấu tên chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Nhưng cô nhân viên xem ra giàu kinh nghiệm này vẫn phải nở nụ cười khúm núm bên cạnh một chuyên viên trả hồ sơ đăng ký mã số thuế. Cô vừa mất lượt nhận đăng ký của mình vì một cuộc điện thoại.

(Theo Thanh nien online)

  • Cần khôn ngoan tránh vết xe đổ của Nhật
  • Sẽ có biện pháp hữu hiệu giám sát môi trường tại các KCN
  • Rừng phòng hộ dọc Quốc lộ 14 vẫn bị “bức tử”
  • Tăng trưởng xanh là tất yếu
  • Việt Nam lạc quan về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới
  • Thuế bảo vệ môi trường “doạ” đẩy giá xăng dầu
  • Biến tiềm năng thành nguồn lực thực tế trong Tiểu vùng Mekong
  • Lời khuyên chuyên gia UNDP đưa ra cho Việt Nam: Nội lực là chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi