Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Báo động đỏ” về tình trạng tàn phá môi trường

Một vụ đổ trộm chất thải bị bắt giữ. (Nguồn: Internet)
Ngày 1/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an đã tổ chức hội thảo “Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại.”

Theo số liệu điều tra khảo sát của C49, tổng lượng chất thải rắn trên toàn quốc trong năm 2010 là khoảng 32 triệu tấn. Trong đó, chất thải nguy hại chiếm hơn 1 triệu tấn và thực tế chỉ có 60% trong số đó được quản lý, số còn lại bị chôn lấp, đổ thải hoặc tái sử dụng trái phép.

Qua thanh tra, kiểm tra chỉ phát hiện và xử lý khoảng 10% so với thực tế vi phạm. Nổi cộm và bức xúc nhất hiện nay là tình trạng vi phạm về vận chuyển trái phép chất thải nguy hại qua biên giới, núp bóng trá hình dưới dạng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc hàng tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3 lên đến hàng trăm nghìn tấn/năm.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng C49 cho biết, tình hình vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại ngày càng phổ biến, phức tạp và nghiêm trọng, nhất là các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyên nhân do hành lang pháp lý còn thiếu, bất cập và chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Nghị định 117/2009 của Chính phủ không đủ sức răn đe vì mức xử phạt đối với hành vi này tối đa 500 triệu đồng trong khi doanh nghiệp vi phạm có thể được lợi đến hàng chục tỷ đồng. Nhiều địa phương chỉ quan tâm tới lợi ích phát triển kinh tế mà quên đi phần trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phám luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại có hiệu quả, Thượng tá Trần Quốc Tỏ, Phó Cục trưởng Cục C49 đề nghị phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về quản lý chất thải nguy hại, bổ sung thẩm quyền điều tra hình sự, thẩm quyền tạm giữ người, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tăng thẩm quyền mức phạt theo Nghị định 117 của Chính phủ.

Các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường cần được đẩy mạnh; tăng cường công tác thẩm định, cấp giấy phép, thanh kiểm tra, nhất là biện pháp hậu kiểm, chú trọng đến kiểm soát các hoạt động nhập khẩu trá hình chất thải nguy hại… Ngoài ra cần nâng cao nhận thức cho người dân, khuyến khích đầu tư khoa học và kiện toàn tổ chức cho bộ máy lực lượng cảnh sát môi trường.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý cũng cho biết, trong thời gian tới, C49 sẽ mở chuyên đề trong việc quản lý chất thải nguy hại. Ngày 29/11, sẽ tổ chức cuộc đối thoại giữa cảnh sát môi trường và doanh nghiệp.
 
Nguyễn Hoàng (TTXVN/Vietnam+)

  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Khi nông dân bỏ xứ ra đi
  • Năm vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam
  • Thu qua xăng dầu: Càng nhiều khoản thu, càng lo thiếu minh bạch
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Nằm trên cánh đồng vàng mà vẫn nghèo
  • “Giật mình” với số liệu thu, chi ngân sách
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Điểm yếu chí tử của Đồng bằng sông Cửu Long
  • Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu: Chính sách công "bỏ rơi", nhà đầu tư lảng tránh
  • Xây dựng lợi thế cạnh tranh để tự chủ về kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi