Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu qua xăng dầu: Càng nhiều khoản thu, càng lo thiếu minh bạch

Các khoản thu mà người tiêu dùng xăng dầu đang phải gánh chịu là phí xăng dầu, trích quỹ bình ổn giá xăng dầu. Từ đầu năm 2012, khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực sẽ phát sinh thêm một khoản thuế thu nữa qua xăng dầu. Và nếu như đề án quỹ bảo trì đường bộ được phê duyệt với phương án thu qua xăng dầu thì sẽ có đến 4 loại phí, thuế cùng được thu qua sản phẩm này.    

Gánh nặng lên từng ngày...


Nghịch lý vẫn luôn xảy ra trên thị trường xăng dầu VN là tăng giá thì dễ, nhưng giảm giá thì khó. Đành rằng kinh doanh thì luôn muốn có lãi, tuy nhiên với mặt hàng được quản lý giá một cách đặc thù như xăng dầu thì không phải là kinh doanh thuần túy, mà còn gánh vác nhiệm vụ chính trị.  Chính vì thế Petrolimex đã có chiêu thức đối phó bằng cách kêu lỗ để được tăng giá bán, giảm thuế nhập khẩu hoặc tăng trích sử dụng từ quỹ bình ổn.

Theo thời gian, khi một số thuế và phí thu qua xăng dầu có hiệu lực thì gánh nặng lên vai người tiêu dùng càng tăng lên. Theo dự kiến, mức thuế bảo vệ môi trường thu qua xăng dầu sẽ bằng với mức phí xăng dầu hiện hành, tức khoảng 1.000 đồng/lít xăng và 500 đồng/lít dầu diesel. Khi đó phí xăng dầu sẽ được bãi bỏ để tránh tình trạng thuế chồng phí. Song nếu đề án phí bảo trì đường bộ được phê duyệt, thì về bản chất phí xăng dầu được khôi phục (phí này thu để tạo quỹ bảo trì đường bộ) và lại thêm một khoản phí mới người tiêu dùng phải gánh chịu.

…và càng khó minh bạch

Gánh nặng về giá xăng dầu trong tương lai đã quá rõ. Nhưng điều người tiêu dùng vẫn lo ngại nhất là sự thiếu minh bạch trong việc tính giá xăng dầu cũng như nội tình của việc sử dụng nguồn quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Chiêu thức kêu lỗ của Petrolimex chỉ bị lộ tẩy khi mới đây để chuẩn bị cổ phần hóa Petrolimex đã công bố lãi, đạt 900 tỉ đồng trong năm 2010, trong đó lãi từ xăng dầu là 81 tỉ đồng. Điều này đã mâu thuẫn với báo cáo kêu lỗ của chính DN này trong suốt từ 2008-2010. Nếu kinh doanh xăng dầu luôn bấp bênh giữa ranh giới lỗ-lãi thì cơ sở nào để Petrolimex đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 lên mức “khủng” tới 2.109 tỉ đồng? Rõ ràng, giữa việc tính toán, cơ cấu giá bên trong với những thông tin Petrolimex công bố ra bên ngoài còn có quá nhiều khoảng tối. Chỉ đơn cử, đợt kiểm toán vào tháng 1.2011 đã cho thấy DN này sử dụng nguồn quỹ bình ổn giá xăng dầu không đúng mục đích lên tới 1.200 tỉ đồng.

Thêm nhiều khoản thu thông qua xăng dầu là thêm những cái cớ để cho các đơn vị nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu nại ra các lý do để kìm giữ giá.  Mong đợi muốn làm cho giá xăng được minh bạch hóa càng xa vời vì gặp thêm sự phức tạp và rắc rối, khi đó gánh nặng đối với người tiêu dùng dễ tăng thêm chứ khó mà vơi đi.

Trên thực tế, việc thu một số loại thuế, phí qua xăng dầu có thuận lợi hơn các phương án khác. Tuy nhiên, càng tăng các nguồn thu qua phương thức này trong khi chưa có sự minh bạch thực sự trong cơ cấu giá xăng dầu và việc quản lý vấn đề này cũng chưa được nghiêm minh thì sẽ càng tạo ra môi trường gây bất lợi cho người tiêu dùng. Bởi cứ nhìn vào trường hợp thông tin lỗ-lãi tiền hậu bất nhất tại Petrolimex thì đã quá rõ. Tất cả các khoản thu đều nằm trong tay của DN kinh doanh xăng dầu, việc họ khai báo, trích nộp hay sử dụng như thế nào có ai tường tận, vì ngay cả cơ quan quản lý cũng chỉ xuân thu nhị kỳ mới tiến hành kiểm tra dưới áp lực của dư luận?  
 

(Báo Lao Động)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi