Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành vấn đề nóng bỏng, quan trọng và có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của thế giới. Ở Việt Nam, ước tính sẽ có hàng triệu hécta đất bị ngập, hàng chục triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao.
Lũ lụt tại miền Trung làm cho nhiều người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Người nghèo chịu tác động nhiều nhất TS Nguyễn Văn Thắng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng - thủy văn và môi trường cho biết: BĐKH đang diễn ra và Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt và hạn hán, mực nước biển dâng và sự xâm nhập mặn. BĐKH còn là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng rủi ro về sức khỏe, như thường thấy sau các đợt nắng nóng gay gắt, sốt xuất huyết và sốt rét. BĐKH chắc chắn dẫn đến sự đỏng đảnh của thời tiết. Lượng mưa trung bình đang giảm đi vào tháng 12 đến tháng 5, nhưng lại tăng lên trong tháng 6 đến tháng 11, nhất là ở các vùng miền Bắc. Lũ lụt, hạn hán vì thế dễ xảy ra hơn, ảnh hưởng đến nông nghiệp, việc cấp nước, sản xuất thủy điện cũng như thương mại và sản xuất công nghiệp ở các khu vực đô thị.
TS Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm: Với bờ biển dài 3.260km và hai vùng đồng bằng châu thổ có cao độ thấp, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH được xây dựng vào cuối năm 2008, Việt Nam đưa ra ước số cho thấy mực nước biển có thể dâng trung bình là 1m vào năm 2100. Khi đó, hàng triệu hécta đất sẽ bị ngập, hàng chục triệu người Việt Nam có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao, tình trạng đói nghèo có thể tăng 21,2-35,0%, khoảng 27% diện tích rừng bị ngập mặn và 20% diện tích rừng đầm lầy sẽ bị ngập hoàn toàn, xâm nhập mặn gia tăng... Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe dọa tới an ninh lương thực.
Vài năm gần đây, mùa bão ở nước ta diễn ra chậm hơn và điểm đổ bộ của bão đã chuyển dịch xuống phía Nam, với cường độ tăng hơn trước. Những thay đổi đó gây ảnh hưởng đến người dân ven biển, nhất là trong những lần nước biển dâng do bão; những đợt mưa to khi có bão đổ bộ vào đất liền gây ra các vụ sạt lở đất nặng nề ở vùng cao. Hơn ai hết, đối tượng chịu tác động nhiều nhất bởi BĐKH chính là người nghèo.
Trung ương khẩn trương, địa phương chậm trễ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 2-12-2008, trở thành định hướng chiến lược cơ bản để Việt Nam có thể "sống chung" với BĐKH. Chương trình này được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: khởi động (2009-2010), triển khai (2011-2015) và phát triển (sau 2015).
Ông Đào Xuân Lai (Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam) cho biết: So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam đã có sự chuẩn bị khá tốt để ứng phó với BĐKH. Cụ thể: Việt Nam đã xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH làm cơ sở huy động các nguồn kinh phí. Đây là tiền đề để nhiều nước quan tâm và hỗ trợ kinh phí giúp Việt Nam trong vấn đề này. "Điểm hạn chế của Việt Nam chính là thiếu nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực BĐKH và lực lượng chuyên gia đàm phán quốc tế còn quá mỏng. Đặc biệt, nhiều cơ quan coi nhiệm vụ ứng phó với BĐKH là của riêng Bộ Tài nguyên - Môi trường chứ không phải là nhiệm vụ quốc gia" - ông Đào Xuân Lai nhận định.
TS Nguyễn Văn Thắng bổ sung thêm: Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2010 là thời điểm các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, đến nay mới có 12/14 bộ, 8/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, được bố trí kinh phí để khởi động xây dựng kế hoạch hành động. Điều đó dẫn đến việc phân bổ kinh phí năm 2010 mới dừng ở mức 67,5 tỷ so với tổng mức 287 tỷ đề xuất. Rõ ràng, các địa phương vào cuộc khá chậm và chưa đạt mục tiêu đề ra.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã nhận được một số cam kết ban đầu về viện trợ không hoàn lại của Đan Mạch, UNDP, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc... (khoảng 120 triệu USD) và cam kết cho vay ưu đãi của Nhật Bản, Pháp, Ngân hàng Thế giới... (khoảng 800 triệu USD). Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Bộ Tài nguyên - Môi trường đang phấn đấu hoàn thành việc xây dựng các chương trình KHCN trọng điểm quốc gia về BĐKH trong tháng 6-2010. Ngoài ra, kịch bản BĐKH và nước biển dâng mới cũng sẽ được cập nhật vào cuối năm 2010 và 5 năm sau sẽ có bổ sung. Rõ ràng, BĐKH đã không còn là lời "hù dọa suông" của giới khoa học mà nó đã hiển hiện cùng rất nhiều nguy cơ và hệ lụy và việc ứng phó với nó giờ không còn là trách nhiệm của riêng bộ, ngành nào, mà phải là nhiệm vụ của toàn dân.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ kinh phí để Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và hoàn thành Đề án "Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa -Vũng Tàu" trong năm 2010.
Năm 2011 nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%.
Khoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển ở tất cả các nước, và hơn thế nữa định hướng xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép.
Bảng xếp hạng về chỉ số thúc đẩy thương mại gồm 125 nền kinh tế trên thế giới, riêng thứ hạng của các quốc gia ASEAN được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đề cập qua bản báo cáo về thúc đẩy thương mại trong ASEAN, đã được công bố ngày 3/6 tại Việt Nam.
Trước thềm Hội nghị nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) giữa kỳ, sẽ diễn ra tại Kiên Giang vào ngày 9 và 10-6 tới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 7% trong năm nay và kiềm chế lạm phát ở mức 9%. Theo WB, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những giải pháp kịp thời ứng phó với các thay đổi điều kiện kinh tế.
"Nếu các tổ chức kinh tế lớn có vai trò mà ta gọi là "vị thế nhà nước", họ sẽ có nhiều quyền lực đến độ có thể tạo ra ảnh hưởng cho những chính sách của chính phủ. Rồi sau đó, chính phủ có thể sẽ đứng về các nhóm lợi ích thay vì lợi ích của nhân dân"... Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) Martin Rama trả lời câu hỏi liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Ý tưởng hình thành trục Thăng Long và chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì đã không thuyết phục được nhiều đại biểu khi đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Quốc hội thảo luận tại tổ chiều 3/6.