Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bưu chính: Cần có luật nhưng tránh độc quyền

 
Dự thảo Luật Bưu chính sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, tạo môi trường đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng phục vụ…

Việc ban hành Luật Bưu chính trong điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập có nhiều thay đổi là rất cần thiết, nhưng một số quy định trong dự thảo luật cần tránh độc quyền.

Đó là ý kiến của một số đại biểu tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 14/8 cho ý kiến về dự án luật bưu chính.
    
Dự thảo luật này gồm 6 chương 48 điều, theo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, về cơ bản đã khắc phục được những hạn chế, quy định không còn phù hợp của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002. 

Cụ thể, dự án luật sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, tạo môi trường đầu tư, cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng phục vụ…

Theo tờ trình của Chính phủ , hiện tại quy phạm pháp luật về bưu chính còn thiếu đồng bộ vì các văn bản do nhiều cấp ban hành nên nội dung thiếu thống nhất, chồng chéo. Nhất là các khái niệm và phạm vi dịch vụ bưu chính còn bị bó hẹp so với nhiều nước trên thế giới làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và thanh toán quốc tế trong cung ứng dịch vụ.

Đặc biệt, tính minh bạch của pháp luật về đầu tư trong bưu chính còn nhiều hạn chế và chưa nhất quán với các quy định về đầu tư trong bưu chính. Đồng thời, các quy định quản lý về bưu chính cũng không phù hợp và đồng vộ với các quy định mới của pháp luật về dân sự, kinh tế, thương mại, đầu tư…

Theo Chính phủ, dự luật sẽ quy định nhiều nội dung quan trọng điều chỉnh hoạt động bưu chính, gồm dịch vụ bưu chính, quản lý bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích và tem bưu chính.

Tuy nhiên, tại phiên thảo luận lần đầu tiên về dự thảo luật này, nhiều đại biểu phân tích một số quy định đưa ra trong dự thảo luật đã dành quá nhiều ưu đãi cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là đơn vị quản lý mảng bưu chính công cộng và đơn vị này trực tiếp xây dựng và quản lý để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ bưu chính khác.

Theo các đại biểu, việc đầu tư của nhà nước và “giao quyền” như vậy  cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ khó có thể xác định rõ ràng tính cạnh tranh và bao cấp của ngành bưu chính, dễ tạo ra sự không công bằng đến hoạt động bưu chính của các doanh nghiệp khác, và tạo khả năng độc quyền của công ty. 

“Tổng công ty Bưu chính Việt Nam không thể độc quyền như vậy được, nếu vậy thì ngành bưu chính cạnh tranh như thế nào được. Như thế cũng dễ rơi vào vi phạm quy định của WTO”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói.

Một đại biểu khác cho rằng, với việc Nhà nước đầu tư nhưng để Tổng công ty Bưu chính Việt Nam khai thác, cung cấp, quản lý các dịch vụ công ích, như vậy doanh nghiệp này đã được quá nhiều ưu đãi.

Một hạn chế nữa của dự luật, theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, một số nội dung quy định về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính; điều kiện, quy trình, thủ tục cấp giấy phép bưu chính; các điểm phục vụ bưu chính cấp xã…cần có những nội dung cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm chung chung. 

(Theo Mạnh Chung // VnEconomy)

  • Hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010
  • Hành chính hoá tập đoàn?
  • Nâng cao chất lượng quyết định kế hoạch phát triển
  • Kinh tế 8 tháng: Bức tranh đang sáng
  • Mục tiêu chính sách tiền tệ hậu suy thoái: Kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng
  • Kinh tế "bơi" qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp
  • Tiếp tục kích cầu để tăng trưởng
  • Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi