Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các doanh nghiệp "khóc" gì khi "tất cả "cùng phá sản ?

Cái cụm từ "Doanh nghiệp phá sản" nghe sao "chua chát" thế. Nhưng cũng đã có thời nhờ sự "mở cửa" của luật pháp mà hàng vài trục ngàn doanh nghiệp đã xin thành lập rồi tự phá sản hay xin được phá sản, hoặc rơi vào tình trạng phá sản có thể nói là thời phá sản của doanh nghiệp "ma" họ phá sản nhưng vẫn thu lợi bất chính nhờ sự được thành lập nên để làm nhiệm vụ "lừa đảo" vì vậy khi phá sản họ lại "mỉm cười" và phát đi thông điệp là họ đã phá sản thành công.

 

 

Nhưng các doanh nghiệp phá sản của hôm nay, ngày mai lại là thời của "tất cả" các doanh nghiệp gặp khó khăn gọi là phá sản "trung thực" do thị trường thu thu hẹp, lợi nhuận suy giảm khi chi phí và lãi vay ngân hàng cao quá để dẫn đến càng kinh doanh càng lỗ nặng  vì vậy phải  dừng sản xuất, cắt giảm nhân công và thậm chí đóng cửa doanh nghiệp,giao bán tài sản để có tiền trả nợ lãi ngân hàng khỏi nặng gánh chi phí nợ nần cảnh lãi mẹ đẻ lãi con và rồi  cùng lâm vào tình trạng phá sản "giống nhau"? Đây có phải là nỗi đau của nền kinh tế suy thoái vì sự bất bình thường của một thể chế kinh tế là kinh tế thị trường nhưng có định hướng ...........?

Có thể nói khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những khó khăn của kinh tế trong nước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu thực lực của cả người vay và kẻ cho vay đều ảo ...vì lãi vay ngân hàng quá cao đã dồn họ đến  mức khó khăn,vì kinh tế suy thoái toàn câu do vậy đầu ra cũng gặp nhiều bất lợi các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng co hẹp, giảm giá, thị trường trong nước thì gần như không doanh nghiệp nào chiếm được thị phần cùng lúc ấy chi phí đầu vào từ nguyên liệu, lãi vay, các chi phí khác đều tăng cao... khiến cho sản xuất của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều lao dốc không phanh và mối nguy hại nhất là nếu không có một biện pháp nào để các doanh nghiệp giảm bớt nợ nần vì lãi vay quá cao đã hoành hành họ trong mấy năm qua và đến giờ là "kiệt sức " không còn khả năng chi trả các khoản nợi đến hạn trả  từ đó họ cùng  "nắm tay" nhau "chết" hay nói hoa mỹ hơn cùng "phá sản".

Ai cũng biết luật phá sản đã ra đời và hạn chế một phần những doanh nghiệp "ma " và họ cầu mong được phá sản. Còn đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh thuần túy hay đặc thù trong một lĩnh vực nào đó đều  mong muốn đừng bao giờ mình rơi vào tình trạng ấy có thể "giải thể " cũng được nhưng đừng phá sản vì giải thể thì có nhiều  nguyên nhân và còn có  cơ hội khác để phục hồi kinh doanh còn Phá sản duy nhất chỉ có một nguyên nhân " không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả " và cũng ít cơ hội phục hồi.

Có một nét rất riêng, rất đặc thù và cũng rất Việt Nam là  trong bối cảnh hiện nay thì ông "chủ nợ" lớn nhất  của tất cả các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản  là ông " Ngân hàng " vì các doanh nghiệp, đơn vị cá nhân có nợ nhau chăng nữa, nhưng khi ta xoay một vòng tròn với tâm điểm là "nợ phải trả " thì vẫn là ông "ngân hàng" bao phủ vì một lẽ rất đơn giản là ông " chủ nợ " này đã bao sân, nuôi dưỡng  và "bón "cho hệ thống khách hàng  là cá nhân hay doanh nghiệp của mình ăn những quả "nợ " rất đắng với lãi suất cao và dài hạn  để rồi những "chú khách " của ông cứ xoay tròn ra mà trả nợ lãi hàng tháng cho ông. Một nhiệm vụ mà ông đã biết trước  rồi các chú chỉ làm để trả nợ lãi ông  thôi  thì các chú cũng đã  lõm sâu vào vốn rồi chưa cần tính đến các chi phí khác.

Ông biết rõ trong điều kiên kinh tế như thế này " các chú" không làm gì, kinh doanh gì mà đúng luật  để có tỷ suất lợi nhuận cao bằng lãi ông cho các chú vay đâu ? mà  để  trả nợ lãi cho ông chủ "Ngân hàng " với lãi suất ngất trời trong từng ấy tháng, năm, hay hàng thập kỷ  chắn chắn các chú sẽ  khó khăn rồi  phá sản ? Ông chủ này biết chắc như vậy nhưng vẫn cứ làm vì mục tiêu của ông là lợi nhuận của hệ thống riêng  "nhà ông " ? 

Thực tế, liên tiếp trong nhiều năm qua, có thể lấy mốc khủng hoảng kinh tế từ  2006 - 2008 đến nay, rất nhiều Doanh nghiệp đã bị tác động và gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh thất bại thua lỗ và bi đát. Nhẹ thì gặp khó khăn đầu ra do thị trường thu thu hẹp, lợi nhuận suy giảm khi chi phí và lãi vay tăng lên...nặng thì dừng sản xuất, cắt giảm nhân công và thậm chí không ít doanh nghiệp  phải đóng cửa và  bán tài sản để trả nợ ngân hàng với mục tiêu thoát khỏi nặng gánh chi phí nợ nần nhưng rồi vẫn nợ sâu hơn vì " kiệt sức " chỉ còn cùng bước tới ngưỡng phá sản hàng loạt như hôm nay.

Căn bệnh phá sản hàng loạt doanh nghiệp  sản xuất kinh doanh này sẽ kéo theo hàng loạt các đơn vị cung cấp nguyên liệu, làm dịch vụ đều phải nghỉ theo. Và theo một phản ứng dây chuyền, khi sản xuất đình trệ thì mọi hoạt động đời sống xã hội của từng gia đình tới cả cộng đồng xã hội đều bị xuống cấp và cơn bão thất nghiệp sẽ kéo theo. Đặc biệt, hàng trăm ngàn lao động và gia đình của họ vốn có việc làm và thu nhập nay thất nghiệp không thu nhập rồi  cuộc sống bấp bênh... họ đã" khóc" gì khi các doanh nghiệp của họ cũng "khóc" vì nợ và phá sản?

Nhìn tổng thể nền kinh tế có thể nhận định các DN sản xuất công nghiệp lớn, các lĩnh vực kinh doanh tài chính, ngân hàng hay bất động sản... thì vẫn báo lãi lớn" nhưng lỗ thật lãi giả hoặc lỗ giả lãi thật vẫn còn chưa phân định được; còn nhìn riêng về các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hiện nay đa phần vì nợ nần quá lớn do vốn kinh doanh là đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng với mức lãi suất khủng để rồi các ông ngân hàng cũng có thu nhập khủng  hay nói là thu nhập "ảo" của sự bất hợp lý của thể chế và chính sách. Dưới góc độ đó doanh nghiệp khóc gì khi phá sản?  

Tuy nhiên, với tình cảnh hiện nay, không chỉ các cơ sở sản xuất, người lao động bị tác động trực tiếp mà nói công bằng đó cũng là các động lực sẽ tác động đến ông chủ đó vì  thực trạng đã đang và sẽ diễn ra, những hậu quả cũng đã nhìn thấy nhưng dường như việc phản ánh tình trạng này còn rất mở nhạt, những tiếng kêu cứu cho các doanh nghiệp rất đơn lẻ và quá yếu ớt  vì các doanh nghiệp có phá sản vì nợ nần  hay thua lỗ vì lãi suất vay thì các ông vẫn cho rằng "hãy từ từ " để ông thu lợi nhuận đã rồi tính chuyện  thanh khoản hay nợ xấu gì gì đó sau?

Và thực tế, trong thời gian qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng nếu chết thì ngân hàng nhà nước sẽ cứu, khi BĐS từng bước thành công trong việc được gỡ khó về vốn, có thêm các chính sách hỗ trợ để khỏi phá sản. Thậm chí, hàng bị ế còn có cơ hội sẽ được nhà nước mua lại để thoát cảnh nợ nần. Dường như, ai kêu to thì đang được thưởng lớn. Kế hoạch kêu to, la lớn của giới BĐS đang dần có hiệu quả khi từ chỗ bí bách đến nay lối ra của họ đã dần được mở cả về vốn lẫn các chính sách hỗ trợ.

Nhưng ta biết dân kinh doanh  BĐS đã có hàng vài thập kỷ  làm mưa làm gió thị trường nhà đất, kiếm lợi nhuận khủng khiếp và giàu to nhờ đẩy giá nhà đất cao đến mức khó chấp nhận,để rồi đầu cơ ,bỏ hoang .... vốn đi vay ...là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn của BĐS rồi kéo dây sang cả các ngân hàng rồi ông chủ ngân hàng làm mưa làm gió tăng lãi suất cao nhất thế giới để hàng loạt các doanh nghiệp sản suất. kinh doanh và dịch vụ khác bị phá sản "trung thực"  cùng cất lên tiếng "khóc" trước khi chết hẳn là " Ông chủ nợ của chúng ta cũng chính là "thủ phạm" đưa chúng ta đến phá sản. Xin ông cũng tự chịu lấy những khoản nợ khó đòi này ? 

Mai Huy // Tầm Nhìn

  • Tập trung sức mạnh quốc gia 'cứu' doanh nghiệp
  • Việt Nam: 'Bão' thất nghiệp sắp đổ bộ?
  • Nói và làm: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế
  • Dấu hiệu rõ rệt của đình đốn sản xuất
  • Cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và những việc cần làm
  • “Sức hút FDI của Việt Nam suy giảm vì lạm phát”
  • Kinh tế quý 1/2012: Tóm lại là thế nào?
  • Hai bài học về xây dựng thương hiệu quốc gia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi