Nhiệm vụ cấu trúc lại nền kinh tế được triển khai trên nhiều mặt, trong đó có nhiệm vụ cấu trúc lại các DNNN mà trọng tâm là các TĐKT và TCT NN. Để thực hiện nhiệm vụ này một cách thiết thực theo HN TƯ 3, K XI những vấn đề cần làm ngay:
Cấu trúc lại DNNN, TĐKT, TCT NN
Tại bài bế mạc HN TƯ 3, TBT Nguyễn Phú Trọng có xác định nhiệm vụ phải “Quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng”.
1 - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao hay thấp. Tuy còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chủ yếu là do chế độ sở hữu tài sản chung và trình độ, phẩm chất,quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu các DNNN chưa rõ ràng. Sự kiện Vinashin của Việt Nam cũng chứng minh sự chuẩn xác của nguyên nhân này.
2 - Giải pháp tăng hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ việc xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là do đội ngũ cán bộ quản lý các DN thuộc thành phần kinh tế nhà nước do vậy:
a. Cần cấu trúc lại chính sách, tiêu chí tuyển chọn cán bộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý các DNNN (vấn nạn mua quan bán chức phải được diệt vong).Trong lĩnh vực này cần tổng kết, làm rõ nguyên nhân nào đã dẫn đến: (i) những sai lầm trong việc đánh giá, bổ nhiệm và giám sát đội ngũ cán bộ lãnh đạo các DNNN nên đã dẫn đến những vụ việc như từ vụ PMU 18 đến vụ Vinashin.
b. Cần nhận thức lại đúng mức hơn mục đích của việc chuyển một số DNNN thành Công ty cổ phần. Từ nghiên cứu và tổng kết thực tiễn nhất là quy trình thực hiện đang bị ngược.
c. Chính phủ cần giao cho các DNNN chỉ tiêu kế hoạch có tính pháp lệnh là tăng hiệu quả kinh doanh qua giảm hệ số ICOR ở mức x%. Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu này cũng là một quá trình đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và cũng là quá trình đấu tranh chống “các nhóm lợi ích” gây tổn thất không chỉ cho DNNN mà cho cả nền kinh tế-xã hội.
d. Cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch. “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối. …. Quy trình và phương pháp xây dựng, tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch phải thật sự khoa học, đi từ tổng thể chung của cả nước, đến các vùng lãnh thổ, rồi mới đến từng địa phương, từng cơ sở.”
3 - Cấu trúc lại các TĐKT, TCT NN với mục đích là tăng hiệu quả kinh doanh và từng bước phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước đối với quá trình phát triển theo định hướng XHCN vì vậy:
a. Thành lập các TĐKT, TCT NN là một nội dung khách quan của quá trình tập trung hóa sản xuất. Quá trình này đã diễn ra ở trên thế giới ngay từ thế kỷ XVIII rồi chứ không có gì là mới cả khi đó nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần khác nhau như (ở phương tây gọi là trust, cartel, syndicat, groupe,… Nhật bản gọi là Keiretsu, Zaibatsu. Hàn quốc gọi là Cheabol. Đài loan gọi là Guanxiquiye. Trung quốc gọi là Jituan) nhưng ở ta gọi là TĐKT, TCT nhưng vấn đề mô hình,quyền,trách nhiệm đích thực của nó chưa đúng tên của nó.
b. Thực chất nội dung chủ yếu của thành lập các TĐKT hay TCT là tập trung hóa sản xuất diễn ra theo chiều dọc và chiều ngang, nhằm tạo những sự liên kết chặt chẽ về mặt tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường như kiểu “buôn có bạn, bán có phường” về mặt tổ chức sản xuất mà cả về mặt quản lý tài chính.
c. Nội dung chủ yếu của việc cấu trúc lại các TĐKT, TCT NN là thực hiện nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất theo mô hình của nền sản xuất lớn. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, nhiệm vụ tổ chức lại nền sản xuất xã hội đã không được thực hiện một cách đúng, không hiệu quả và nhiều quy trình bị rơi vào tình trạng làm trái quy luật vì vậy khi thực hiện tái cấu trúc các TĐKT,TCT NN cần thực hiện.
- Phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế quốc dân để bảo đảm mối quan hệ cung-cầu của cả nước đối với sản phẩm của ngành ở phạm vi vĩ mô.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các vùng lãnh thổ có địa giới được xác định bởi đặc điểm địa lý tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, động thực vật, địa chất-khí hậu-thủy văn, vị trí địa lý, …), về nhân tài và tài lực của vùng lãnh thổ một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương sự hình thành “kinh tế trung ương”, “kinh tế địa phương” gắn với phân cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư cũng như phê duyệt phương án đăng ký kinh doanh của các nhà đầu tư.
KTTĐ // Tầm Nhìn
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com