Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần sàng lọc, giám sát chặt chẽ hơn nguồn vốn FDI

Những tác động đa chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam là nội dung chính của tọa đàm "Bối cảnh quốc tế sau khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam".

Đã đến lúc Việt Nam cần sàng lọc và từ chối những khoản đầu tư FDI mang tính đầu cơ, ngắn hạn - Ảnh minh họa: VnEconomy

Tọa đàm do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 30/8 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/8, tổng số dự án đăng ký cấp mới đã đạt con số 658 với trị giá 10,79 tỷ USD, tuy giảm khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.

Tuy nhiên, việc tăng vốn của khu vực FDI cũng đồng nghĩa với việc nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao.

Khi phân tích cơ cấu về nguồn vốn FDI trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, chúng ta cần sàng lọc, giám sát chặt chẽ hơn nguồn vốn FDI.

GS.TS Hansjorg Herr, trường Đại học Kinh tế - Luật Berlin cũng cho rằng, không phải mọi luồng vốn FDI đều là tích cực. Chúng có phần tạo nên bong bóng thị trường bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định. Diễn biến trước cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng được đặc trưng bởi các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại các nước. Do đó, đối với lĩnh vực bất động sản không nên cho phép có đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

TS Herr cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần sàng lọc và từ chối những khoản đầu tư mang tính đầu cơ, ngắn hạn, không có ích cho sự phát triển dài hạn.

TS Nguyễn Đình Cung cũng đặt ra vấn đề, các dự án FDI hiện tại của Việt Nam luôn kì vọng vào sự chuyển giao công nghệ mới cùng kĩ năng quản lý tiên tiến, nhưng thực tiễn cho thấy kết quả chưa cao. Do đó, cần có những ràng buộc các dự án FDI với việc chuyển giao công nghệ.

Tuy vậy, TS Nguyễn Đình Cung cũng lưu ý, việc sàng lọc hay có những ràng buộc cũng phải cân nhắc để không trái với những cam kết khi gia nhập WTO, bởi tất cả các doanh nghiệp dù trong nước hay nước ngoài đều được làm mọi việc pháp luật không cấm.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

  • Nhận diện tác động của tỷ giá đến 5 ngành cơ bản
  • Việt Nam sẽ có thị trường phát điện cạnh tranh vào năm 2011
  • Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020
  • Quản lý game online đã đúng luật?
  • Nhiều quan ngại cho CPI tháng 9
  • “Nóng” chuyện thanh toán
  • Hai "đầu tàu" kinh tế không kìm được mức tăng CPI
  • Giải quyết khiếu nại: Cơ chế nào hiệu quả?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi