Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cẩn trọng với CPI tháng 1?

Khả năng CPI tháng 1 tăng cao, thậm chí có thể vượt CPI của tháng 12 là rất dễ xảy ra - tinkinhte.com
Khả năng CPI tháng 1 tăng cao, thậm chí có thể vượt CPI của tháng 12 là rất dễ xảy ra

Gần đến ngày 22/01, thời điểm công bố chỉ số CPI cho tháng đầu tiên của năm 2010, không ít người thấy lo lắng và hồi hộp. Nguyên nhân chính là do những lo ngại về việc Chính phủ có thể tăng lãi suất cơ bản nếu CPI tháng này có chiều hướng tăng cao. Những lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở dựa trên hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, yếu tố cầu kéo
 
Theo quy luật hàng năm, tháng 1 và tháng 2 thường là hai tháng có CPI cao nhất của năm do đây là thời điểm giáp tết. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, đặc biệt là mặt hàng lương thực thực phẩm và dịch vụ ăn uống vốn có quyền số để tính CPI chiếm tới 40% trong rổ hàng hóa. Dự báo trong năm nay do kinh tế trong nước phục hồi cộng với việc tăng lương và chế độ thưởng tết tăng khá, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng mạnh khoảng 20% - 40%. Riêng TP Hồ Chí Minh, dự kiến nhu cầu mua sắm sẽ tăng khoảng 30-40% so với ngày thường và tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa cây cảnh và đồ uống. Trong tháng 1, mặc dù nhu cầu tiêu thụ của người dân chưa tăng ngay nhưng giá bán các sản phẩm đã được các nhà sản xuất điều chỉnh ngay từ bây giờ dựa trên dự báo về nhu cầu tiêu thụ và mức tăng của chi phí đầu vào.

Thứ hai, yếu tố chi phí đẩy

Có rất nhiều mặt hàng đã bắt đầu tăng giá vào thời điểm cuối tháng 12 và đầu tháng 1 như: Giá sữa tăng 10%; Giá nước sạch ở TP HCM 48% từ ngày 03/01; Giá nước sạch ở Hà Nội được điều chỉnh tăng từ ngày 01/01; Giá thịt lợn, thịt gà, thịt bò tăng từ 5.000 -10.000đồng/kg; Giá bia tăng thêm 10.000 -15.000 đồng/két; Giá xăng tăng thêm 450 đồng, dầu diesel tăng 300 đồng, dầu hỏa tăng 300 đồng và dầu ma zút tăng 300-400 đồng từ ngày 14/01. Riêng giá dầu mazut trước đó (ngày 04/01) đã được điều chỉnh tăng 400 đồng/kg; Giá cước vận tài hàng hóa tăng 4% - 7% từ ngày 15/01; Giá gas tăng từ 4000 - 5000 đồng/bình.

Trong điều kiện giá nhiều mặt hàng tăng, đặc biệt là xăng dầu và cước phí vận tài hàng hóa tăng sẽ tác động rất lớn đến chỉ số CPI trong tháng 1 này.

Chỉ số CPI tháng 12/2009 đã đột biến tăng lên 1,38%, là mức khá cao và tăng sớm hơn so với quy luật hàng năm. Dựa trên tình hình tăng giá của các mặt hàng cộng thêm với yếu tố mang tính quy luật của chu kỳ tăng giá trong hai tháng giáp tết âm lịch, khả năng CPI tháng 1 tăng cao, thậm chí có thể vượt CPI của tháng 12 là rất dễ xảy ra.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2009
  • VN thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế nhanh
  • 2010: Thời điểm nhìn lại lý thuyết phát triển và chính sách kinh tế Việt Nam
  • Giá bán lẻ xăng dầu - gánh nặng của người dân!
  • Thách thức 2010
  • Thuyền nhỏ đương đầu với bão táp
  • Kịch bản kinh tế VN 2010 Có thể đạt được tăng trưởng cao, nhưng nhiều hệ lụy
  • Môi trường kinh doanh 2010: Kỳ vọng mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi