Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chẳng lẽ bó tay? (Phần 2)

Việc phần lớn các gói thầu chìa khóa trao tay (EPC) đối với các công trình quan trọng lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc chỉ vì họ bỏ thầu giá rẻ nhiều lúc đến mức khó tin, trong khi nhiều nhà thầu nước này để lại những hậu quả nặng nề, cay đắng cho chủ đầu tư do thi công ì ạch, kéo dài thời gian hoàn thành công trình, làm tăng chi phí, đội giá thành mà chủ đầu tư không có cách gì chế tài (như các gói thầu dự án vệ sinh môi trường TPHCM) đã được các chuyên gia trong nước báo động từ lâu.

Ai cũng biết những công trình đấu thầu như vậy, tưởng rẻ hóa ra lại đắt gấp nhiều lần nếu tính cả chất lượng công trình, thời gian hoàn thành vào giá. Tuy nhiên mọi việc dường như chưa có gì thay đổi và tình trạng đáng buồn dường như vẫn chưa thấy đến hồi kết thúc.

Các cơ quan quản lý kinh tế ở cấp cao nhất và các nhà làm luật dường như vẫn chưa nhận ra hết tầm mức nghiêm trọng của vấn đề và sự bức xúc tuy không nói ra của người dân trước tình trạng vốn liếng của đất nước, mà phần lớn là vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế, cơ hội làm ăn và công ăn việc làm trong nước rơi vào tay các nhà thầu nói trên (chẳng hạn gói thầu thi công 16 chiếc cầu trên quốc lộ 1A đâu phải nằm ngoài năng lực thi công của nhà thầu trong nước?).

Vì chưa nhận ra tầm mức nghiêm trọng của vấn đề, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan dường như vẫn chưa phối hợp với nhau để có giải pháp chấm dứt tình trạng đấu thầu nói trên. Các nhà lập pháp cũng chưa cảm thấy bức xúc để phải xem xét sửa đổi luật đấu thầu nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ thầu giá rẻ để trúng thầu rồi sau đó, bằng mọi cách, không thực hiện hoặc kéo dài thời gian làm tăng chi phí hoặc hạ thấp chất lượng công trình.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khiếm khuyết của luật đấu thầu hiện hành là quá chú trọng vào giá cả (thấp) mà không đặt đúng tầm quan trọng của vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ; cũng như thiếu cả biện pháp chế tài đối với những nhà thầu làm ăn bê bối sau khi đã trúng thầu nhờ bỏ thầu giá rẻ.

Tất nhiên, cũng không thể loại trừ trách nhiệm của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà tư vấn giám sát trước tình trạng làm ăn bê bối của nhiều nhà thầu Trung Quốc. Nhưng một khi các cơ quan quản lý ở cấp cao nhất chưa nhận ra và coi đây là vấn đề thuộc tầm mức quốc gia, chưa quyết tâm tìm ra giải pháp căn cơ, như sửa luật, nhằm chấm dứt tình trạng trên thì đòi hỏi trách nhiệm từ phía chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà tư vấn giám sát cũng chỉ là làm phần ngọn.

Một chỉ thị như Chỉ thị số 734/CT-TTg của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC, trong đó yêu cầu đối với hợp đồng đang trong giai đoạn ký kết, các đơn vị cần phải rà soát điều kiện của dự thảo hợp đồng, xác định rõ chế tài để ràng buộc nhà thầu phải đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư; nếu các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc trong gói thầu EPC thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế… theo chúng tôi là chưa đủ để thay đổi hiện trạng. Nền kinh tế là của ta, lẽ nào ta chịu bó tay?

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường (Phần 1)
  • Minh bạch các chỉ số vĩ mô: Sự trông đợi từ lâu
  • Khó giải bài toán thiếu điện
  • Minh bạch các chỉ số vĩ mô: Sự trông đợi từ lâu
  • 6 tháng, GDP ước tăng 5,57%
  • Giá bản lẻ xăng dầu: Tăng tức thời, giảm chờ "xu hướng"
  • 70 ngàn tỉ cho đề án đổi mới GD: Nhiều hay ít?
  • Cắt đầu tư công chưa đúng chỗ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi