Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

70 ngàn tỉ cho đề án đổi mới GD: Nhiều hay ít?

Triết gia người Mỹ George Santayana (1863-1952) nói rằng những ai không biết cách học được bài học của quá khứ, chắc chắn sẽ lặp lại quá khứ. Nền giáo dục Việt Nam đến ngày hôm nay đã có quá nhiều bài học quá khứ

Tuần trước, Bộ GD và ĐT đã gửi bản nháp 30 trang đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015" cùng "khái toán" bảy mươi ngàn tỉ đồng tới một số địa chỉ gọi là để lấy ý kiến góp ý cho đề án này, như cách làm quen thuộc của tất cả các lần thay sách giáo khoa từ xưa đến nay.

Cứ xin duyệt đề án đã, làm đến đâu sau hãy tính?

Cái tên của đề án là có thật, không do ai bịa ra, tức đây là một đề án có trọng tâm là biên soạn lại sách giáo khoa từ tiểu học đến trung học (12 lớp). Dù Bộ GD và ĐT có "vẽ" thêm các "hạng mục" khác thì bất cứ ai cũng đều có thể thấy rõ là soạn lại sách giáo khoa là "hạng mục chính" của đề án bảy mươi ngàn tỉ đồng nói trên.

Và số tiền cũng là "có thật", tức không do bất cứ ai bịa ra. "Khái toán" theo định nghĩa tức là sự tính toán sơ lược chi phí dựa trên một đề án đề xuất đã được chấp thuận bằng chủ trương dù có thể chưa có sự phê duyệt chính thức cuối cùng.

Như vậy có thể thấy một điều chắc chắn là không ai có thể tự nghĩ ra được một con số chi phí bảy mươi ngàn tỉ đồng cụ thể và tròn trịa đến như thế, nếu chưa xin được chủ trương!

Và chính Bộ GD và ĐT hôm 1/6/2011 đã tổ chức một cuộc họp lấy ý kiến kéo dài 3 giờ đồng hồ buổi sáng (từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30!). Tại đây Bộ đã công bố đề án nói trên cùng số tiền "khái toán" bảy mươi ngàn tỉ đồng. Các đại biểu đã được yêu cầu phát biểu (mỗi người vài phút!) và ra về thì mỗi đại biểu đều được nhận một phong bì lót tay mà 1 người (chẳng hạn GS Văn Như Cương) về nhà mở ra thấy bên trong có 450 ngàn đồng!

Bảy mươi ngàn tỉ đồng có phải là nhiều không? Nhiều nhưng cũng là không nhiều, tùy theo cách nhìn đối với lề lối làm việc từ trước đến nay và ngay lúc này của Bộ GD và ĐT.

Nhưng mặt khác dùng bảy mươi ngàn tỉ đồng để so sánh với chi phí tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trong vòng 500 năm tới (được tổ chức cách 5 năm một lần) hoặc để trang bị ô tô loại sang, tiếc thay lại là một cách suy luận theo kiểu đánh tráo khái niệm.

Sau khi đã "suy luận" theo lối như vậy thì kết luận được rút ra sau một hồi lòng vòng lại vẫn là "Đủ để làm một chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới hơn và tốt hơn so với hiện nay". Mới hơn thì chắc chắn rồi. Chả lẽ với ngần ấy tiền mà cuối cùng chẳng có gì mới? Tuy nhiên tốt hơn thì còn phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Nhiều khi cái mới lại không tốt và cái tốt thì không mới!"

Có nghĩa là việc "lấy ý kiến" của Bộ GD và ĐT chỉ là một cách để thăm dò dư luận và để chuẩn bị sẵn cái lối thoát quen thuộc như những lần thay sách giáo khoa trước đây: Đổ trách nhiệm cho sự cần thiết phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Hiểu nôm na tức là cứ xin được duyệt đề án cái đã còn làm đến đâu thì sau hãy tính!

Nhưng hãy đặt câu hỏi thành thật và sòng phẳng rằng Bộ GD và ĐT đã bao giờ thực sự làm cái công việc gọi là "tự kiểm chứng" như vậy hay chưa?

Nếu có thì hãy công bố tài liệu kiểm chứng đó cho toàn xã hội! Tài liệu đó, nếu có, thì không thể chỉ là một bản báo cáo chung chung, mơ hồ, người đọc có thể hiểu theo cách nào cũng được. Ấy là chưa nói tới về căn bản có thể vẫn chỉ là những bản báo cáo tổng kết thành tích! (Một cách viết sáo rỗng quen thuộc kiểu như "đã đạt được rất nhiều thành tích, song vẫn còn một số nhược điểm, yếu kém tồn đọng)!

Còn nếu như không thể trình ra cho toàn xã hội một bản báo cáo thực sự là một bản "tổng kết khoa học" thì ngay cả bảy mươi ngàn đồng cũng vẫn là quá nhiều!

70 nghìn tỷ nhiều hay ít? Ảnh minh họa

Làm giáo dục theo kiểu làm dự án

Tại sao bảy mươi ngàn đồng (70000) vẫn là quá nhiều song bảy mươi ngàn tỉ đồng vẫn là quá ít?! Gạt sang một bên những lý lẽ phản biện đề án bảy mươi ngàn tỉ đồng nhằm vào những yếu tố hành chính, sự vụ. Mặc dù là rất quan trọng và liên quan đến rất nhiều tiền của người đóng thuế.

Chẳng hạn như việc xây dựng cơ sở vật chất của các trường học thì đã dùng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ rồi, hà cớ gì lại gượng gạo tính vào "đề án bảy mươi ngàn tỉ đồng"- như ý kiến của TS Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học, và là người từng can ngăn đề án CT-2000 không được nên đã từ chức, thì lý do chính là đề án bảy mươi ngàn tỉ đồng có thể được thấy trước là chắc chắn thất bại.

Bởi vì đề án này không dựa trên một cái gốc khoa học. Nó xuất hiện như thể từ trên trời rơi xuống vậy! Người ta không thấy một quá trình tiệm tiến được bàn giao giữa các đề án đổi mới giáo dục ở các nhiệm kỳ bộ trưởng kế tiếp nhau. Vì thế lời bình luận rằng Bộ GD và ĐT làm giáo dục theo kiểu làm dự án, là không phải không có cơ sở!

Thử thêm chín mươi "số không" vào con số bảy mươi ngàn tỉ đồng xem có đủ để đổi mới nền giáo dục hiện nay được không? Ngay cả nếu như Bộ GD và ĐT ngay lúc này đã có ngay những chuyên gia giáo dục giỏi thực sự để xây dựng được một đề án "khả thi" đúng nghĩa, thì ngay cả khi ấy đề án bảy mươi ngàn tỉ đồng cũng sẽ vẫn thất bại.

Lấy đâu ra nguồn lực giáo viên phổ thông để thực hiện một đề án như vậy. Trường sư phạm thực chất vẫn chỉ là trường phổ thông cấp 4: Người ta dạy kiến thức chuyên môn "cấp 4" cho sinh viên chứ không dạy nghề sư phạm hiểu đúng nghĩa. Sinh viên sư phạm ra trường vẫn không có khả năng tự nghiên cứu, chưa nói đến tự nghiên cứu suốt đời!

Cải cách giáo dục mà không cải cách trường sư phạm thì giống như mua ô tô về rồi mà vẫn chưa đi học để lấy bằng lái xe!

Hãy thử thêm chín mươi "số không" vào con số bảy mươi ngàn tỉ đồng xem đó có phải là số tiền đủ để đổi mới thực sự một nền giáo dục? Ngày mai bắt tay thực hiện đề án mà hôm nay Bộ GD và ĐT vẫn còn lý luận "... từng bước khai thác, lựa chọn, vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam..."

Khai thác kinh nghiệm quốc tế bằng cách nào? Đi "study tour" dăm bữa nửa tháng thì giống như ta đi cưỡi ngựa xem hoa ở xứ người. Còn mời nước ngoài sang ta để tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm thì giống như "người" đi cưỡi ngựa xem hoa ở xứ ta.

Hôm 8 tháng 6 vừa qua, Quỹ Hòa Bình và Phát triển của Việt Nam phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (một tổ chức trực thuộc Đảng Cánh tả ở Cộng hòa Liên bang Đức!) tổ chức một hội thảo về đào tạo giáo viên phổ thông! Chuyên gia bạn thì không phải là các nhà giáo dục đúng nghĩa. Còn chuyên gia của phía ta thì là những cán bộ có học hàm học vị đã nghỉ hưu?

Băt tay vào tiêu bảy mươi ngàn tỉ đồng vậy mà hôm nay Viện khoa học Giáo dục Việt Nam vẫn còn công bố một công trình nghiên cứu khẳng định "dạy học bằng thuyết trình (tức nói thẳng ra là học vẹt, là thầy giảng giải - trò ghi nhớ) vẫn là phương pháp dạy học chính và được ưa thích nhất"!!! (báo Giáo dục và Thời đại, 11/ 3/ 2011).

Ai không biết cách học bài học quá khứ, sẽ lắp lại quá khứ

Xót tiền của dân là đúng, song phải bắt đúng bệnh. Nếu không, bệnh vẫn còn mà lại đi tìm những phương thuốc không đúng để rồi sau đó vẫn "tiền mất tật mang" triền miên!

Cho nên nếu không chỉ được ra "cái gốc" của thất bại có thể thấy trước của mọi đề án đổi mới giáo dục theo lối như hiện nay, nếu không chỉ ra đúng nguyên nhân của thất bại cầm chắc, thì mọi sự phản biện, thậm chí những la ó phản đối ầm ĩ rồi sẽ dần dần lặng lẽ biến mất.

Bởi vì đề án này không dựa trên một cái gốc khoa học. Nó xuất hiện như thể từ trên trời rơi xuống vậy! Người ta không thấy một quá trình tiệm tiến được bàn giao giữa các đề án đổi mới giáo dục ở các nhiệm kỳ bộ trưởng kế tiếp nhau. Vì thế lời bình luận rằng Bộ GD và ĐT làm giáo dục theo kiểu làm dự án, là không phải không có cơ sở!

 

Những người làm "đề án bảy mươi ngàn tỉ đồng" loay hoay rồi thể nào cũng sẽ nhận được "ý kiến phản hồi tích cực của đại đa số các chuyên gia và trí thức", trong đó có cả những chuyên gia từng góp phần xây dựng nên cái Chương trình thay sách giáo khoa CT-2000 trứ danh ngày nào, hậu quả không chỉ là từ dạo đó đến nay sách giáo khoa vẫn bị sửa lên sửa xuống nhiều lần mà vẫn không xong. Mà cái đề án CT-2000 đó còn là cái trực tiếp "thủ tiêu" Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại trước đó, từng được công nhận là đề án cải cách giáo dục đích thực đem lại thành công trên qui mô toàn quốc.

Triết gia người Mỹ George Santayana (1863-1952) nói rằng những ai không biết cách học được bài học của quá khứ, chắc chắn sẽ lặp lại quá khứ. Nền giáo dục Việt Nam đến ngày hôm nay đã có quá nhiều bài học quá khứ. Nhưng giờ đây người ta đã bắt đầu thấy xuất hiện những nỗ lực cá nhân bền bỉ nhằm tìm cách hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà.

Nền giáo dục Việt Nam nếu biết huy động những nỗ lực cá nhân chí công vô tư như vậy, biết đâu sẽ tìm thấy con đường cải cách giáo dục đích thực. Vừa tiết kiệm

thời gian lại vừa tiết kiệm tiền đóng thuế của dân. Thậm chí không mất đến một phần chục nghìn tỉ của số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng mà có những người đang tìm cách để được "thông qua" sao cho thật nhanh!
------------------------------
Tác giả:  Hiền Ba // Tuần Việt nam

 

  • Cắt đầu tư công chưa đúng chỗ
  • Khu vực tư: Liệu có thể tự cứu?
  • Kinh tế 6 tháng đầu năm: Vượt khó để tăng trưởng
  • Cải cách bộ máy Chính phủ theo hướng nào?
  • Đề xuất vội vàng?
  • Lãng phí điện chủ yếu do thiết bị
  • Thị trường xăng dầu: Ai thiệt thòi, ai hưởng lợi?
  • Nghị quyết 11 và kỳ vọng tháng 8
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi