Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chi phí sản xuất tại Việt Nam còn cao hơn Trung Quốc?

Việt Nam thiếu nhiều công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện và một số ngành hỗ trợ mà các công ty lớn cần, không ít công ty buộc phải nhập khẩu phụ tùng và nguyên liệu thô.

Xu thế mở rộng của các công ty sản xuất Nhật vào Việt Nam đang tiếp tục tăng cao bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến điểm tương đồng giữa Việt Nam và Nhật và triển vọng thị trường sáng sủa.

Tuy nhiên có một số vấn đề, bao gồm việc chỉ số giá tiêu dùng và chi phí lao động tăng, đang bắt đầu nổi lên và có thể cản trở dòng vốn đầu tư trực tiếp từ các công ty Nhật vào Việt Nam.

Tác giả bài viết đã đến thăm khu công nghiệp Long Hậu tại miền Nam Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 phút lái xe. Khu công nghiệp sôi động với những nhà máy hoạt động liên tục, rất nhiều người lao động trẻ Việt Nam cũng như điều hành doanh nghiệp Nhật đang tiến hành xem xét các nhà máy.

Khu công nghiệp nằm trên diện tích khoảng 252 hecta, hiện đang là nơi tập trung của khoảng 70 công ty, trong đó có vài công ty Nhật.

Lao động rẻ, có trình độ

Tại một trong những nhà máy được điều hành bởi Kawachi Kinzoku Seisakusho, một công ty sản xuất máy móc của Nhật, phần lớn công nhân làm việc tại đây đều trong độ tuổi 20. Khi nhà điều hành của công ty đến gần, họ luôn sẵn sàng hỏi han kinh nghiệm của ông.

Xét đến hoạt động thu hút vốn trực tiếp, Việt Nam hấp dẫn trên 2 phương diện: đặc điểm địa lý khá gần với Nhật và nguồn cung lao động có tay nghề giá rẻ.

Năm 2011, số lượng giấy phép đầu tư mà chính phủ Việt Nam cấp cho doanh nghiệp Nhật lên mức cao kỷ lục của năm 2008, tăng đến 80% so với năm 2010.

Nguyên nhân chính là bởi đồng yên lên mức giá cao kỷ lục, chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cũng như lũ lụt tại Thái Lan hết sức căng thẳng. Các yếu tố trên tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư tại nhiều nước châu Á, công ty Nhật buộc phải mở cơ sở sản xuất tại nhiều nước khác.

Sumitomo Corp mới đây đã xây dựng khu nhà xưởng diện tích 500 mét sàn cho các công ty sản xuất của Nhật tại khu công nghiệp Thăng Long miền Bắc Việt Nam thuê. Nổi tiếng với khả năng hỗ trợ các công ty Nhật mở rộng vào Việt Nam với chi phí thấp, Sumitomo đang tiếp tục mở rộng hoạt động xây dựng nhà máy để cho các công ty quy mô vừa và nhỏ thuê.

Nhiều công ty lớn của Nhật hướng đến Việt Nam như thị trường tương lai của họ.

Ví dụ, Nippon Steel bắt đầu vận hành nhà máy tại miền Nam Việt Nam vào tháng 5/201 để sản xuất ống thép dùng trong các công trình lớn như cầu, cảng.

Thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ

Một công ty lớn của Nhật, House Food Corp, đã thành lập chi nhánh ở Việt Nam vào tháng 1/2012 với hy vọng quảng bá sản phẩm đồ ăn đóng gói từ năm 2013.

Đại diện của công ty tuyên bố: “Trên nhiều phương diện, Việt Nam giống Nhật trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tự tin rằng nhu cầu của người Việt Nam đối với sản phẩm của chúng tôi sẽ tăng.”

Tuy nhên Việt Nam thiếu nhiều công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện và một số ngành hỗ trợ mà các công ty lớn cần, không ít công ty buộc phải nhập khẩu phụ tùng và nguyên liệu thô.

Vì vậy, cuối cùng nhiều công ty Nhật đã xây dựng nhà máy ở Việt Nam cho biết chi phí sản xuất của họ còn cao hơn so với Trung Quốc. Ngoài ra, áp lực tăng lương của công nhân Việt Nam cũng đang tăng nhanh.

Một quan chức thuộc Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật (JETRO) nhận xét: “Dù Việt nam có thể trở thành điểm đến cho các công ty Nhật đa dạng hóa để tránh rủi ro trong đầu tư, thật mạo hiểm nếu họ chuyển hẳn cơ sở sản xuất chính sang Việt Nam.”

Chính phủ một số nước láng giềng của Việt Nam, ví như Myanmar cho đến nay đã hết sức nỗ lực chạy đua thu hút các công ty nước ngoài đến mở nhà máy.

 

Ngọc Diệp

Theo TTVN/Yomiuri Japan

  • Doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng
  • Góc chuyên gia: 5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
  • Góp vốn bằng đất nông nghiệp vì sao thất bại?
  • “Làm lại” với thu hút FDI?
  • Sự thực về kiềm chế lạm phát của Việt Nam đến đâu?
  • Sao lại đoan chắc là “tất yếu”?
  • Khi bệ đỡ nền kinh tế lung lay
  • Khi doanh nghiệp FDI cho ăn “bánh vẽ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi