Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự thực về kiềm chế lạm phát của Việt Nam đến đâu?

Bloomberg nhận định niềm tin vào chính sách điều hành kinh tế hiện nay sẽ tăng lên và Chính phủ Việt Nam đang rất cố gắng để thu hút đầu tư nước ngoài và kiềm chế lạm phát.

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo Bloomberg, Việt Nam đang có nhiều thành công trong kiềm chế lạm phát, lạm phát hạ nhiệt, niềm tin ấy sẽ đến đâu nếu chính phủ đang cố gắng để thu hút đầu tư nước ngoài và kiềm chế lạm phát.

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2012 tăng 16,44% so với cùng kỳ năm trước. Còn theo Cục đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, cam kết FDI vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2012 giảm 54,5% xuống 1,23 tỷ USD.

Lạm phát hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thể cân nhắc hạ lãi suất sau khi vào tháng 1/2012 đã phát đi tín hiệu về việc đưa lãi suất về mức hợp lý hơn. Mặc dù vậy nhưng thực tế đến nay đã là cuối tháng 3 rồi nhưng tình hình lãi suất hạ hầu như  chỉ là ảo mặc dù  tinh thần nghị  quyết 11 đến nay đã là 01 năm thực hiện nhưng tác dụng đã bị hạn chế trong khi khủng hoảng nợ châu Âu tác động xấu đến các nền kinh tế châu Á.

Nếu nhìn bề nổi các chuyên gia ngân hàng nước ngoài có nhận xét "Nhìn chung chính phủ Việt Nam đã thắt chặt chính sách khá hiệu quả không chỉ thông qua các quyết định lãi suất mà còn bởi các biện pháp hành chính" Nhưng liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có quyết định hạ lãi suất vào cuối quý 1/2012 hoặc đầu quý 2/2012 được hay không? và tình hình lạm phát sẽ về mức "1 con số"  vào thời điểm cuối năm 2012 có là thực hay là ảo? 

Vì qua số liệu từ Bloomberg cho thấy lạm phát tại Việt Nam vẫn tăng nhanh nhất trong số 17 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.Vậy vấn đề lạm phát ở VN có nguyên nhân từ đâu theo các chuyên gia đánh giá và nhận định nguồn gốc của lạm phát ở Việt Nam tăng nhanh như vậy vì lãi suất ngân hàng của VN cũng tăng nhanh và cao chưa từng có trên thế giới, mà một điều rất đặc trưng và bí ẩn của sự bất ổn của nền kinh tế và vấn đề lạm phát là ở đây "có phần đi ngược với quy luật kinh tế thế giới " vì tăng lãi suất để giảm lạm phát nhưng với VN thì ngược lại vì tăng lãi suất thì lạm phát lại càng cao và nhanh vì sao? Vì nguồn vốn đi vay để sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp VN đến 70% đến 80% chứ không phải là nguồn vay để chi cho tiêu dùng. 

"Rủi ro trước mắt với triển vọng lạm phát không cao, tuy nhiên cần phải tính đến một yếu tố mới đó là giá các nguyên liệu đầu vào cao. Mà nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không hạ lãi suất trong quý 1/2012,thì nguy cơ lạm phát sẽ lên cao chứ không hy vọng là kiềm chế lạm phát, Mặt khác nếu vấn đề "lạm phát" có được cho là hạ nhiệt một phần là do sức mua của người dân giảm vì kinh tế quá khó khăn phải thắt chặt chi tiêu và cắt giảm nhiều khoản được cho vào hàng "chưa cần thiết" mà thôi.

Theo Tầm nhìn.net

  • Sao lại đoan chắc là “tất yếu”?
  • Khi bệ đỡ nền kinh tế lung lay
  • Khi doanh nghiệp FDI cho ăn “bánh vẽ”
  • Kinh tế Việt Nam: Lời giải cho nhiệm vụ ổn định vĩ mô và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Doanh nghiệp nhỏ cổ tức khủng, đại gia khủng lợi nhuận bèo
  • Người Việt tiêu hoang khiến thế giới phát hoảng
  • Giá tiêu dùng tháng 3 dự kiến giảm quanh mức 0,5%
  • McKinsey: Việt Nam không tăng tốc cải cách sẽ tụt hậu xa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi