Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ đặt mục tiêu kinh tế “vừa phải” cho năm 2012

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2012 là 6,5%, cao hơn chút ít so với mức 6% dự kiến đạt được trong năm 2011.

Các chỉ tiêu kinh tế được đề ra cho năm 2012 khá khiêm tốn, cho thấy quan điểm thận trọng của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của Chính phủ, do các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp bút, tình hình kinh tế nói chung vẫn chưa thuận lợi để Việt Nam có thể quay lại với mức tăng trưởng cao trước thời điểm khủng hoảng.

Báo cáo này nhận định rằng những biến động của kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những tác động đan xen cả tích cực lẫn tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm. Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhờ sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế khu vực châu Á. Dòng vốn đầu tư nước ngoài trong trung hạn vẫn chảy về các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong đó có Việt Nam, do đó Việt Nam sẽ có cơ hội trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trên cũng như đón nhận những tác động tích cực của nền kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi cùng với tình trạng thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ công của một số nền kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản và một số nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu vẫn đang là những thách thức lớn đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như sự ổn định của nền tài chính - tiền tệ thế giới.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2012 là 6,5%, cao hơn chút ít so với mức 6% dự kiến đạt được trong năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 dự kiến đạt khoảng 99,7 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2011, trong khi nhập siêu sẽ giảm xuống dưới mức 16%.

Một chỉ tiêu khác rất được quan tâm là chỉ số giá tiêu dùng cũng được đặt mục tiêu khá “chung chung” là dưới 10%.

Đáng chú ý là vốn đầu tư phát triển sẽ tiếp tục ở mức cao so với GDP, dự kiến là khoảng 1.090 nghìn tỷ đồng, bằng 36,9% GDP. Tuy nhiên, trong số này, đáng chú ý là mục tiêu huy động khoảng 500 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tư nhân, chiếm tới 45,9%.

Cán cân vãng lai, một chỉ số kinh tế được quốc tế hết sức quan tâm, được dự báo là sẽ tiếp tục thâm hụt khoảng gần 6 tỷ USD do cán cân thương mại tiếp tục xu hướng thâm hụt cao, nhưng bù lại cán cân vốn lại có thặng dư đáng kể, khoảng trên 10 tỷ USD nên cán cân tổng thể có thể thặng dư khoảng 1,7 tỷ USD.

(Theo Vneconomy)

  • Phát triển khu kinh tế biển: Không thể "phong trào"
  • Thủ tướng nghe tham vấn các chuyên gia nước ngoài: “Ổn định kinh tế của Việt Nam sẽ rất vất vả”
  • Các tập đoàn thua lỗ, do đâu?
  • Hai kịch bản kinh tế Việt Nam và chuyện “điều chỉnh sớm”
  • Điều hành giá xăng dầu: Quyền lợi người dùng ở đâu?
  • Kinh tế Việt Nam: Hai kịch bản cho Kế hoạch 5 năm
  • GS-TSKH Nguyễn Mại: Cảm nhận viễn cảnh kinh tế Việt Nam
  • Không thể đi tắt khi tái cấu trúc nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi