Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa ai nhận được hỗ trợ do quy định quá phức tạp

Mặc dù quỹ hỗ trợ nông dân mất đất được TP Hà Nội khai sinh từ tháng 12.2008 nhưng cho tới nay, sau sáu tháng vẫn chưa có người nông dân nào nhận được hỗ trợ. Ông Nguyễn Ngọc Minh, chánh văn phòng điều hành quỹ hỗ trợ, sau chuyến đi thực tế tại bốn huyện, thị xã, nhận thấy các yêu cầu được đưa ra trong điều lệ quỹ phức tạp đến mức khó triển khai.

Hiện tại mới có lác đác một số hồ sơ do quận Long Biên gửi về văn phòng quỹ nhưng hầu hết các hồ sơ này đều bị thiếu, không đủ thủ tục. Thậm chí có nhiều người dân đã trực tiếp gửi đơn thư về văn phòng quỹ nhưng ông Minh cũng chỉ trả lời theo tinh thần chung, chưa nói vướng ở đâu.

Quỹ Hỗ trợ nông dân mất đất (quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập và đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) được thành lập với số tiền ban đầu được ngân sách thành phố cấp là 50 tỉ đồng. Tuy nhiên, quỹ chỉ dành hỗ trợ cho những nông dân mất đất từ sau ngày 1.7.2008. Ông Nguyễn Trung Thuận, trưởng phòng lao động – thương binh và xã hội huyện Hoài Đức cho biết, tại huyện này hầu hết các dự án đều lấy đất trước thời điểm 1.7.2008. Chính bởi vậy, huyện Hoài Đức đang đề nghị thành phố cho phép trích ngân sách lập quỹ riêng để hỗ trợ cho những nông dân mất đất chung, không phân biệt thời điểm bị thu hồi.

Tình trạng người nông dân bị thu hồi đất sau ngày 1.7.2008 là phổ biến ở Hà Nội. Theo nghiên cứu về tìm hướng đào tạo nghề cho nông dân mất đất được viện Khoa học kinh tế – xã hội Hà Nội thực hiện, từ năm 2001 – 8.2008, TP Hà Nội đã có 2.818 dự án phải thu hồi đất. Thống kê cho thấy có tới 197.000 lao động bị mất việc do thu hồi đất canh tác. Số lao động này không được hỗ trợ chỉ vì họ bị thu hồi đất trước ngày 1.7.2008.

Ông Nguyễn Ngọc Minh phân tích, hiện có rất nhiều vướng mắc trong quá trình hoàn thành thủ tục hồ sơ để nhận hỗ trợ. Ví dụ như yêu cầu mỗi gia đình phải có quyết định thu hồi đất riêng là không thể, bởi quyết định thu hồi thường cho cả khu đất chứ không riêng từng nhà. Rất nhiều lý do, theo ông Minh, để triển khai được phải thí điểm thực tế xem vướng mắc cụ thể như thế nào, sau đó điều chỉnh mới có thể triển khai trên diện rộng. Ông Minh thừa nhận, chính sách này dù chưa triển khai nhưng đã sinh ra “sự bất bình đẳng trong cùng một thửa ruộng”. Sẽ có không ít nông dân chậm bàn giao đất vì khiếu kiện lại được hỗ trợ, trong khi những người nghiêm túc thực hiện thì không.

( Theo Tây Giang // SGTT Online)

  • Tiêu dùng của dân chúng sẽ tiếp tục giảm
  • Thời điểm dừng các gói kích thích kinh tế: Không bỏ qua các giải pháp dài hạn
  • Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu không đạt kế hoạch
  • Kinh tế Việt Nam sẽ khôi phục trong 12 tháng tới
  • Cửa “hẹp” cho thủ tục hành chính
  • Nắm giữ hay lưu thông
  • Tìm giải pháp phá “rào cản”
  • Đã đến thời của nội lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi