Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm giải pháp phá “rào cản”

Nghị quyết 20 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành TƯ Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân VN thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đã khẳng định: "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược". Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ công nhân, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay vẫn đang là bài toán khó.

 Những "rào cản" khó phá

 Không chỉ lãnh đạo, đồng nghiệp, mà bất cứ ai biết hoặc nghe kể về tấm gương vượt khó, kiên trì học tập, nâng cao trình độ của vợ chồng anh Nguyễn Quang Trung và chị Nguyễn Thị Thanh Lan - công nhân Xí nghiệp Môi trường đô thị (MTĐT) số 1 (thuộc Công ty MTĐT, Công đoàn ngành xây dựng Hà Nội) đều thấy cảm phục. Vốn là công nhân trực tiếp lao động, nên anh Trung, chị Lan thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của công việc. Chắc không cần kể cụ thể, ai cũng có thể hình dung những khó khăn trong việc học tập đối với vợ chồng anh Trung, song với lòng quyết tâm, sau ba năm vất vả "dùi mài kinh sử", vừa qua anh Trung đã nhận tấm bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế, chị Lan trở thành cử nhân luật. Nhờ có học vấn, anh chị đã được giao đảm trách công việc ở vị trí tốt hơn.

 Nhiều công nhân trẻ khẳng định, họ rất muốn học tập, nâng cao trình độ để có cơ hội tiến thân hoặc ít nhất là để không bị quá lạc hậu trong thời buổi hội nhập như hiện nay. Song việc học đối với họ còn quá nhiều trở ngại khó có thể vượt qua. Chị Trần Thị Ngọc, công nhân Công ty Panasonic chia sẻ, lương tháng của chị chỉ gần 2 triệu đồng, trong khi phải chi phí rất nhiều khoản như thuê nhà, nuôi con nhỏ… nên việc đi học đối với chị chỉ là giấc mơ…

 Trên thực tế, còn những "rào cản" khác khiến CNLĐ dù muốn đi học cũng khó, đó là thời gian làm việc quá nhiều hoặc theo ca kíp, nên họ không thể thu xếp được giờ đến lớp. Thậm chí, nếu thu xếp được thì cũng khó "theo" hết chương trình, đành phải bỏ dở giữa chừng vì đi học không bảo đảm được sức khỏe để đi làm và ngược lại. Với hàng loạt khó khăn nêu trên, câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng, trình độ của CNLĐ vẫn đang là vấn đề "nóng".

 Đâu là giải pháp?

 Những khó khăn như trên đã làm nảy sinh một số bất cập trong việc nâng cao trình độ CNLĐ, đó là chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi từ thực tế. Số CNLĐ có trình độ cao đã được đào tạo hiện nay mới chỉ đáp ứng được 15-20% yêu cầu của DN. DN nào cũng thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, có tay nghề cao. Hiện cả nước có khoảng 9,5 triệu CNLĐ (chiếm 11% dân số) và 21% lực lượng xã hội làm việc trong các DN thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Nhưng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm cả nước có khoảng 1,5 - 1,6 triệu lao động mới có việc làm nhưng trong số đó, chỉ có 24% được đào tạo nghề, 35% đã qua đào tạo... Riêng tại Hà Nội, tổng số CNLĐ hiện có trên 998 nghìn người, LĐLĐ Hà Nội quản lý trực tiếp trên 290 nghìn người, nhưng trình độ tay nghề, tác phong làm việc của nhiều công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu, mới có 45% công nhân qua đào tạo, 19% còn ở trình độ THCS, tỷ lệ công nhân bậc cao chỉ đạt trên 11%… 

 Về giải pháp nâng cao trình độ cho CNLĐ, nhiều cán bộ CĐ cho rằng chính DN đóng vai trò quan trọng, bởi CNLĐ phụ thuộc vào "ông chủ", do đó, DN cần phối hợp với các trường kỹ thuật đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc, tạo điều kiện, động viên CNLĐ tham gia các lớp học văn hóa vào buổi tối, đồng thời có những chính sách như giảm học phí, cho vay tiền đi học để họ yên tâm học tập. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để khuyến khích công nhân, nhất là công nhân nghèo học tập.

 Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, Chủ tịch LĐLĐ TP, trong năm 2009 này, LĐLĐ TP chỉ đạo CĐ quận, huyện, ngành dành kinh phí đào tạo cán bộ CĐ và chắc chắn 100% số cán bộ chủ chốt CĐ các cấp sẽ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ cho CNLĐ cũng như từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CNLĐ trực tiếp nói chung. Được sự quan tâm, chỉ  đạo  của  Thành  ủy Hà Nội và các  cấp, các ngành, LĐLĐ TP Hà Nội xác  định, phấn  đấu  hằng năm có 80% CĐ cơ sở có phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chính trị, tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ; đến  năm 2010 có 60 - 65% CNLĐ đã qua đào tạo, nâng tỷ lệ công nhân bậc cao lên 15%…

 Trong thời kỳ công nghệ phát triển, hội nhập quốc tế, hiện nay các nhà máy, xí nghiệp đang thay đổi dần thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Vì vậy, để CNLĐ tiếp cận và sử dụng được công nghệ cao thì nhất thiết phải nâng cao trình độ học vấn, tay nghề. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng tổ chức CĐ - với vai trò bảo vệ người lao động phải làm nòng cốt, nhưng bên cạnh đó, rất cần có sự tham gia của các cấp, ngành, các nhà quản lý, đặc biệt là chính các DN. 

(Theo Kiều Oanh // Báo Nhân dân điện tử)

  • Đã đến thời của nội lực
  • Việt Nam là lựa chọn cho nơi sản xuất thay thế
  • Thu hồi đất công sử dụng trái luật: Tiếp tục… chờ!
  • Đến lúc xác định thời điểm kết thúc gói kích cầu
  • Vụ “phá rừng để... trồng rừng” ở Quảng Nam: Ai đứng sau?
  • Tốc độ tăng giá tiêu dùng trở lại mốc một con số
  • Kinh tế 7 tháng đầu năm 2009 đã chuyển biến tích cực
  • Xuất khoai sang “cường quốc khoai”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi