Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cửa “hẹp” cho thủ tục hành chính

Bước cải cách đột phá, tổng thể là điều mà giới phân tích kinh tế kỳ vọng vào nội dung Dự thảo Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính đang được lấy ý kiến.

Pháp lý thắt chặt

Mặc dù còn không ít nội dung cần được tranh luận thêm, song bức tranh về thủ tục hành chính, đặc biệt là hệ thống giấy phép kinh doanh tới đây đang dần hiện hữu với đầy đủ các yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu quản lý hành chính nhà nước và quyền bình đẳng giữa các đối tượng thực hiện.

Cần phải khẳng định, lần đầu tiên một khuôn khổ pháp lý cho việc kiểm soát các quy định về thủ tục hành chính ngay từ khâu ban hành đến tổ chức thực hiện được xây dựng. Khuôn khổ này cũng đưa ra được cơ sở để rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, bảo đảm tăng cường trật tự, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp… 

Đặc biệt, các chuyên gia soạn thảo khẳng định, cơ chế kiểm soát thủ tục hành chính này khi được thông qua và thực hiện sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào thế giới.

Theo Dự thảo, một cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính sẽ được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2011, ngay sau khi Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ kết thúc hoạt động vào ngày 31/12/2010. Cơ quan này cũng được đề xuất là nơi quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên phạm vi cả nước.

Như vậy, có thể nói đây là cửa ải quan trọng các thủ tục hành chính do các bộ, ngành, địa phương xây dựng buộc phải qua trước khi được ký ban hành. Hơn thế, những góp ý của Cơ quan này nếu không được ban soạn thảo thủ tục hành chính chấp thuận thì cũng phải có ý kiến giải trình lý do từ chối. Cơ quan này cũng được đề xuất tiến hành rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính. Kết quả của hoạt động này là các phương án trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hay bãi bỏ những thủ tục hành chính, những quy định có liên quan không đáp ứng được các nguyên tắc chung về thủ tục hành chính.

Tất cả các thủ tục hành chính sau khi được ban hành được đề nghị phải tiến hành công khai, minh bạch, trừ trường hợp thuộc về bí mật quốc gia, bí mật thương mại… theo quy định của pháp luật. Quy định về công khai cũng được áp dụng với các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ.

Cuộc chiến trách nhiệm

Các yêu cầu chặt chẽ với thủ tục hành chính mà Dự thảo đưa ra chính là những khiếm khuyến lớn nhất trong hệ thống thủ tục hành chính, đặc biệt là các loại giấy phép liên quan đến hoạt động đầu tư - kinh doanh, hiện hành. Hơn thế, việc sửa đổi những khiếm khuyết này cũng chính là những rào cản khó vượt nhất trong suốt thời gian qua. 

Cần phải nhắc lại rằng, ngay từ năm 2001, một năm sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực, các chuyên gia Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào hoạt động rà soát, thống kê và đề nghị tháo gỡ những giấy phép liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư không còn hiệu quả thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, của nhà đầu tư. 

Tuy nhiên, sự phối hợp thiếu thống nhất, đặc biệt là quan điểm khác biệt về các nguyên tắc phải có của một thủ tục hành chính giữa các bộ, ngành, địa phương… đã khiến hoạt động này chìm dần. Thậm chí, khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương những năm đó cho thấy, số giấy phép được hồi sinh sau các quyết định bãi bỏ không hề nhỏ. Một phần lý do là trách nhiệm đánh giá, rà soát và đề xuất phương án giải quyết các thủ tục hành chính khi đó được giao cho chính các cơ quan quy định thủ tục hành chính thực hiện. Rất khó để các cơ quan này phát hiện ra những khiếm khuyết của các thủ tục hành chính do chính cơ quan đó xây dựng và thực hiện.

Ông Đậu Anh Tuấn, chuyên gia Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cơ chế kiểm soát mà Dự thảo Nghị định đề xuất là điều mà Luật Doanh nghiệp chưa đạt được. “Một chương trình toàn diện, tổng thế liên quan đến cải cách hành chính, trong đó bao gồm cả từ thống kê, rà soát các thủ tục hành chính cho đến cơ chế kiểm soát đầu ra, đầu vào của các loại thủ tục sẽ phát sinh sẽ hoá giải khá nhiều những rào cản hiện tại trong kiểm soát thủ tục hành chính hiện hành. Tuy nhiên, vấn đề cần phải bàn thêm là văn bản này được quy định ở tầm nghị định trong khi nhiều thủ tục hành chính do các văn bản luật, pháp lệnh quy định. Có thể thấy sẽ có những khoảng trống mà chương trình kiểm soát này khó vươn tới”, ông Tuấn phân tích.

Hơn thế, Dự thảo Nghị định này cũng loại trừ những thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì việc thực hiện một số thủ tục hành chính (liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường…) phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước. 

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn phải tự liên hệ và phối hợp các thủ tục của các cơ quan hành chính có liên quan để nhanh chóng hoàn thành thủ tục của mình. Hệ quả là có tình trạng doanh nghiệp phải tự chạy xin hàng chục con dấu cho bộ hồ sơ của mình. Chi phí về thời gian, công sức và cả tiền bạc đều rất lớn nhưng khó kiểm soát…


(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư )

  • Nắm giữ hay lưu thông
  • Tìm giải pháp phá “rào cản”
  • Đã đến thời của nội lực
  • Việt Nam là lựa chọn cho nơi sản xuất thay thế
  • Thu hồi đất công sử dụng trái luật: Tiếp tục… chờ!
  • Đến lúc xác định thời điểm kết thúc gói kích cầu
  • Vụ “phá rừng để... trồng rừng” ở Quảng Nam: Ai đứng sau?
  • Tốc độ tăng giá tiêu dùng trở lại mốc một con số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi