Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Coi chừng “phong trào” lọc dầu

Một điểm bán xăng sinh học E5. Ảnh: Thanh Tao.

90% nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi là từ Dung Quất, vậy liệu có cuộc đua thu hút các dự án lọc dầu vào các tỉnh miền Trung hay không? Trong khi đó, nhiều nước đã và đang thay thế ngành công nghiệp nặng có công nghệ phức tạp và ô nhiễm như hóa dầu bằng công nghệ xanh.

Theo một chuyên gia của Viện Nghiên cứu dầu khí thuộc tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), bản chất của việc xây dựng nhà máy lọc dầu thật sự như một hình thức bảo hiểm, giảm rủi ro khi có khủng hoảng năng lượng xảy ra. Trên thế giới, thông thường các nước duy trì công suất lọc dầu trong nước từ 75- 90% nhu cầu nội địa (theo tư vấn PFC Energy). Tại Việt Nam, tính đến năm 2020, các dự án gồm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (có thể mở rộng) và tổ hợp lọc - hóa dầu Nghi Sơn cùng với các nhà máy chế biến condensate Phú Mỹ, Cát Lái, Cần Thơ sẽ có khả năng đáp ứng gần 80% nhu cầu nội địa. Sau năm 2020, theo quan điểm an ninh năng lượng sẽ chỉ cần bổ sung thêm một phần lọc dầu hoặc đầu tư dự trữ sản phẩm xăng dầu.

Chuyên gia lâu năm trong ngành dầu khí, GS.TS. Hồ Sỹ Thoảng, chia sẻ với TBKTSG rằng Việt Nam mới có một nhà máy chế biến dầu với công suất 6,5 triệu tấn/năm tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Nhà máy này thực chất chỉ mới có phần lọc dầu để sản xuất các loại nhiên liệu, phần hóa dầu chỉ là phụ với phân xưởng sản xuất polypropylen công suất 150.000 tấn/năm. Theo đánh giá của các chuyên gia, với công suất như vậy, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chỉ mới bảo đảm được khoảng một phần ba nhu cầu trong nước là 16,5 triệu tấn sản phẩm.

Khi tổ hợp lọc - hóa dầu Nghi Sơn với công suất lọc 10 triệu tấn/năm đi vào hoạt động thì tổ hợp này cùng với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ bảo đảm được gần đủ nhu cầu nội địa vào thời điểm năm 2012. Đương nhiên, vào thời điểm tổ hợp lọc - hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành (sớm nhất là sau 2015) thì nhu cầu tiêu thụ các loại nhiên liệu từ dầu khí sẽ cao hơn, ít nhất cũng thêm 5-7 triệu tấn/năm nữa nếu không phải nhiều hơn.

“Hiện mình đang có Dung Quất với sản lượng 6,5 triệu tấn/năm, Nghi Sơn bốn năm nữa hoạt động với năng suất 10 triệu tấn cả hóa dầu và lọc dầu. Tức bốn năm nữa ta có 15-16 triệu tấn dầu thô được chế biến”, GS. Thoảng phân tích tiếp, “thực tế, sau dự án Nghi Sơn, một vài dự án lọc - hóa dầu đang nằm trong quy hoạch của PetroVietnam cũng như các chủ đầu tư khác như dự án Long Sơn (200.000 thùng/ngày), dự án Vũng Áng (300.000 thùng/ngày) và dự án Khánh Hòa (200.000 thùng/ngày). Dự án liên doanh hóa dầu Long Sơn giữa PetroVietnam và đối tác Thái Lan cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Gần đây, báo chí đưa tin tập đoàn dầu khí Thái Lan PTT và tỉnh Bình Định đã có thỏa thuận xây dựng tổ hợp lọc hóa dầu ở khu kinh tế Nhơn Hội công suất 30 triệu tấn/năm với vốn đầu tư 28,7 tỉ đô la Mỹ. Cũng có thông tin về việc một vài địa phương chuẩn bị đầu tư các nhà máy chế biến dầu khác, như ở Phú Yên và Cần Thơ. Nếu tất cả nhà máy đó cùng xây lên thì là quá nhiều vì nhu cầu sản phẩm xăng dầu của mình không đến mức ấy”.

Vậy, nếu làm ra nhiều sản phẩm lọc - hóa dầu như thế, ta phải có thị trường xuất khẩu. Liệu Việt Nam có trở thành trung tâm lọc - hóa dầu để xuất khẩu như Singapore không? GS. Thoảng cho rằng công nghiệp lọc hóa dầu vốn có mức sinh lời rất thấp, công nghệ kềnh càng, đầu tư lớn và gây ô nhiễm rất lớn. Lợi nhuận lọc dầu của Singapore không hấp dẫn, có năm còn lỗ. Một số nhà đầu tư ở Singapore cũng muốn bán lại nhà máy. Các nhà máy lọc dầu ở đây ngoài tự lọc dầu còn phải nhập nguyên liệu từ nơi khác về bán và pha trộn và có lãi nhờ chi phí dịch vụ là chính.

Muốn cạnh tranh với công nghiệp lọc - hóa dầu của Singapore, Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, có hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, có những ưu đãi để chi phí cho công nghiệp lọc - hóa dầu có thể rẻ hơn khu vực. Chưa nói đến việc các nhà máy của Singapore đã hoạt động lâu đời và đã khấu hao hết, nếu nhà máy lọc dầu ở Việt Nam quy mô công suất không lớn hơn Singapore nhiều, hạ tầng yếu, khó mà cạnh tranh nổi.
“Người ta đã và đang thay thế công nghiệp nặng có công nghệ phức tạp và ô nhiễm như hóa dầu bằng công nghệ xanh. Cái nước khác muốn rút bớt đi mình lại ôm vào thì không hay. Ước mơ xây dựng một trung tâm lọc, hóa dầu như vậy là không nên”, GS. Thoảng nói. Không phải vì có dầu thô mà Việt Nam phải xây dựng các nhà máy lọc dầu.

Một chuyên gia khác trong ngành đặt câu hỏi, liệu việc vận động để xây dựng các nhà máy lọc dầu có liên quan gì đến việc chạy đua dự án giữa các địa phương? Bởi khi Quảng Ngãi có tới 90% tổng thu ngân sách từ Dung Quất thì các tỉnh miền Trung khác (những nơi đều đã xây dựng cảng, khu kinh tế nhưng chưa thành công) cũng muốn có được một dự án lọc dầu.

 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Lối thoát nào cho nền kinh tế?
  • Ai phải trả giá cho tái cơ cấu ngân hàng?
  • Xe buýt đã tiêu tốn 6.800 tỉ đồng!
  • Xổ số: Chuyện đằng sau 54.000 tỉ đồng
  • Nợ công Việt Nam và những ẩn số
  • Tiếp nhận đầu tư ngoại: Mừng và lo
  • CPI thấp chưa hẳn đã mừng
  • Chuyên gia "bắt mạch" những thách thức của kinh tế Việt Nam 2013
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi