Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 6 tăng thấp nói lên điều gì?

CPI tháng 6 tăng thấp nói lên điều gì?
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 6,69% so với cùng tháng năm 2012.

Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 2,4% và bình quân tăng 6,73% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Sau hai lần giảm vào tháng 3 và 5 cộng với lần tăng vào tháng 4 chủ yếu nhờ vào quyết định hành chính, không phản ánh chính xác xu hướng biến động giá của thị trường, thì việc chỉ số giá tăng nhẹ trong tháng này cũng là một tín hiệu tích cực cho những người lạc quan, đặt niềm tin vào sự phục hồi kinh tế sau những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, ở phía ngược lại, những hoài nghi về sự phục hồi kinh tế qua góc nhìn chỉ số giá vẫn còn đó và chúng tồn tại là có cơ sở. Xét trong 6 tháng đầu năm, CPI chỉ tăng được 2,4% so với tháng 12 năm trước, thấp nhất kể từ năm 2003, trong đó, đóng góp của các yếu tố phi thị trường chiếm gần một nửa.

Giá dịch vụ y tế được điều chỉnh từ đầu năm bởi quyết định của ủy ban nhân dân một số tỉnh thành phố đã đóng góp gần 1% vào mức tăng CPI chung. Phần còn lại, yếu tố mùa vụ đóng vai trò chủ yếu, góp phần vực dậy con số CPI trước thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán của người dân đã giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. 5 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội sau khi loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong 15 năm trở lại đây.

Theo một chuyên gia kinh tế được tham vấn, doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội trong 6 tháng đầu năm được dự báo tiếp tục được ghi nhận ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.

Cũng theo vị chuyên gia này, với những diễn biến trong 6 tháng đầu năm nay, CPI cả năm có thể chỉ tăng khoảng 5-6%, dưới mục tiêu của Quốc hội đề ra và thấp nhất trong gần 10 năm trở lại đây.

Giá cả tăng thấp cũng là một điều tốt cho đời sống dân cư bớt khó khăn và cũng tạo cơ hội cho các chính sách của Chính phủ có dư địa để phát huy được mục tiêu đề ra.

Trở lại diễn biến giá cả trong tháng 6, nhìn tổng thể, không có sự đột biến nào xảy ra như những tháng trước. Các nhân tố gây đột biến trong các tháng trước như dịch vụ y tế, xăng dầu đều phản ánh bình ổn trong tháng.

Dịch vụ y tế không đổi so tháng trước, giá xăng dầu giảm trong tháng trước làm chỉ số giá nhóm giao thông giảm 0,09%. Việc tăng giá xăng dầu ngày 14/6 vừa qua chưa ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này. Diễn biến giá cả của các nhóm hàng khác tương tự diễn biến trong tháng trước.

Nguyên nhân dẫn đến việc CPI tháng này tăng chủ yếu là do chỉ số giá nhóm hàng có quyền số cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này có mức giảm ít hơn tháng trước. Cụ thể, sau khi giảm 0,35% vào tháng trước, tháng này, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ giảm 0,07%, trong đó lương thực giảm 0,6%, thực phẩm giảm 0,03% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,29% so với tháng trước.

Mặc dù đã có những hỗ trợ từ Chính phủ như chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo nhưng giá gạo các chủng loại tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn giảm liên tục.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo tuần qua đã giảm thêm 5-700 đồng/kg tùy chủng loại. Cũng theo VFA, nguyên nhân là do các hộ dân đang vào vụ thu hoạch, tồn kho rất lớn trong khi đầu ra chưa ổn định.

Trong khi đó, giá các mặt hàng thực phẩm gần như không đổi, chỉ giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, góp phần chính khiến chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống dừng ở mức giảm 0,07%.

Trong tháng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận các mức giảm 4,11% và tăng 0,26% so với tháng trước.

(Theo Vneconomy)

  • Vũng Áng và hiệu ứng “tỷ đô” của Formosa
  • Coi chừng “phong trào” lọc dầu
  • Lối thoát nào cho nền kinh tế?
  • Ai phải trả giá cho tái cơ cấu ngân hàng?
  • Xe buýt đã tiêu tốn 6.800 tỉ đồng!
  • Xổ số: Chuyện đằng sau 54.000 tỉ đồng
  • Nợ công Việt Nam và những ẩn số
  • Tiếp nhận đầu tư ngoại: Mừng và lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi