Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Danh sách đen và sự minh bạch

Để thị trường vận hành, phát triển một cách lành mạnh, ổn định tính minh bạch trong các thông tin là một đòi hỏi hàng đầu, trong đó bao gồm cả sự rõ ràng, minh bạch trong khái niệm "danh sách đen" mà chúng ta vẫn thường sử dụng.

Gần đây trong lĩnh vực kinh tế, người ta hay dùng đến khái niệm "danh sách đen", nào là các dự án bất động sản này đang nằm trong danh sách đen, đến các ngân hàng, các công ty chứng khoán kia cũng "đen" như vậy. Nhưng điều đáng nói, không phải bản danh sách nào thuộc dạng này cũng được 'bố cáo" một cách công khai, minh bạch...

Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh này, nếu chẳng may một đơn vị nào bị liệt vào "danh sách đen" thì chỉ có... chết! Dự án bất động sản đã góp vốn nhưng chỉ cần một thông tin tiết lộ ra "đang nằm trong danh sách đen" lập tức sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và đòi lại tiền.

Trong lĩnh vực chứng khoán, nếu cổ phiếu nào không được thực hiện giao dịch ký quỹ mà giới đầu tư đã đặt cho nó biệt hiệu là "danh sách đen" như thể một sản phẩm tệ hại đối với thị trường và chỉ còn nước "treo niêu". Đặc biệt, trong giới tài chính ngân hàng, nhà băng nào bị liệt vào "danh sách đen" ví như nằm trong nhóm 3, đặc biệt là nhóm 4 không được tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 vừa qua thì người gửi sẽ ào đến rút tiền, dẫn đến thanh khoản cực kỳ căng thẳng, các đồng minh đối tác sẽ quay lưng và lúc ấy chỉ còn mỗi một con đường là phải sáp nhập, hay giải tán.

Tất nhiên, chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu rõ nhất tại sao họ lại thuộc vào nhóm nằm trong "danh sách đen". Nhưng có điều ai sẽ là người công bố điều này và sẽ công bố bằng hình thức nào: công khai hay bí mật mà thôi!

Thời gian gần đây, câu chuyện nóng hổi trên thị trường tài chính ngân hàng đã lộ diện là một số nhà băng thương mại hoạt động yếu kém (vốn mỏng, khả năng thanh khoản kém, năng lực cạnh trang thấp) nhưng chẳng ai, từ cơ quan điều hành đến bản thân đơn vị đó "đủ dũng cảm" để công khai thông tin đó. Còn nhớ, vào thời điểm công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các nhà băng thương mại trong năm hồi đầu tháng 3/2012, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã lựa chọn giải pháp khá "tù mù" khi úp mở đã có trong tay "mươi" ngân hàng yếu kém nằm trong nhóm 3 và 4.

"Ngân hàng nào sẽ thuộc nhóm đội sổ? Đó là một câu hỏi nhạy cảm suốt từ khi NHNN phân nhóm tăng trưởng tín dụng năm 2012 cho các NHTM ViệtNam đến nay. Nhưng như đã biết, đến nay hầu như mới có các ngân hàng thuộc nhóm 1 và 2 công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao, những ngân hàng thuộc nhóm 3 - 4 vẫn "im lặng".

Song, đó lại là sự im lặng có toan tính, bởi mùa "đại hội cổ đông" đang đến gần, những câu hỏi về "thân phận" của các ngân hàng thương mại sẽ là chủ đề chính. Nếu biết rằng tiền của mình đã nằm trong tay các TCTD ở nhóm thấp, người ta sẽ tìm mọi cách để rút vốn. Nhiều cổ phiếu các ngân hàng nhóm này sẽ bị bán tháo. Điều nguy hiểm hơn cả là nếu cổ đông biết được thông tin, danh tính ngân hàng "nhóm 4" sẽ không còn là điều "bí mật" đối với người gởi tiền. Nguồn huy động bị sụt giảm là lẽ đương nhiên

Vì thế, im lặng và lảng tránh là một động thái được phía các cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh đánh giá là "hợp lý" và được họ lựa chọn, nhưng đối với đại đa số người gửi tiền lại không như vậy. Họ gửi tiền vào các nhà băng một cách công khai minh bạch, nhưng tại sao lại không được các nhà băng đáp lại cũng với một thái độ tương tự.

"Danh sách đen" về các ngân hàng thuộc nhóm 3-4 đã từng gây tò mò lớn... (ảnh minh họa - LĐ)

Trên thực tế, việc cơ quan điều hành hệ thống tài chính ngân hàng và cả các nhà băng thương mại cứ úp úp, mở mở, thậm chí che dấu tình hình thực trong hoạt động tài chính kinh doanh của họ đã gây nên những bất an thường trực cho người gửi tiền, đặc biết trong giai đoạn "tiền cấu trúc" lại hệ thống ngân hàng khá hỗn loạn vừa qua.

Việc có nên công khai các ngân hàng yếu kém, nằm trong "danh sách đen" hay không đó là quyền của cơ quan quản lý hệ thống nhà băng, nhất là khi người ta vin vào cớ công bố có thể gây xáo động thị trường tiền tệ và gây tâm lý bất ổn như đã dẫn. Tuy nhiên, theo nhận định chung, đến mức độ nào đó, chúng ta cần phải công khai minh bạch để người dân được biết. Bởi nếu không công bố thì không giúp ích gì cho việc giải quyết các ngân hàng yếu kém theo yêu cầu đề ra trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Cho nên, công khai minh bạch là một trong những điều rất quan trọng và công khai càng nhanh càng tốt.

Thực tế cũng đã chứng minh việc công bố 'danh sách đen" đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế là một điều đáng làm. Trên thị trường tài chính đã từng có tiền lệ đáng tham khảo: vào hồi tháng 10 năm ngoái, danh sách chứng khoán không được thực hiện giao dịch ký quỹ được công bố đã được ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều phía bởi lẽ động thái này không chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, danh sách này còn là một lời cảnh báo cho những hoạt động đầu tư, đầu cơ mạo hiểm thái quá.

Tóm lại, để thị trường vận hành, phát triển một cách lành mạnh, ổn định tính minh bạch trong các thông tin là một đòi hỏi hàng đầu, trong đó bao gồm cả sự rõ ràng, minh bạch trong khái niệm "danh sách đen" mà chúng ta vẫn thường sử dụng...
-------------------------------
Tác giả: Tâm Thời // Nguồn: VEF

  • GDP quý 1/2012 chỉ tăng khoảng 4%
  • Australia: Chìa khóa cân bằng chiến lược trước Trung Quốc?
  • Bất ổn kinh tế do “ba nguyên nhân chính”
  • Đại gia giấu mặt: Tầng lớp siêu giàu xuất hiện?
  • Tại sao CPI tháng 3 lại “đột ngột” tăng thấp?
  • Phân cấp đầu tư: Hết thời dễ dãi!
  • Từ casino nghĩ về 'bác thằng bần'
  • Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi