Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm lại các cây cầu dây văng Việt Nam

Hôm nay, 9-9-2009, cầu Phú Mỹ nối quận 7 và quận 2 của TPHCM chính thức thông xe. Cây cầu này sẽ trở thành cây cầu dây văng thứ sáu của Việt Nam được đưa vào lưu thông, sau cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Bính (Hải Phòng), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) cầu Rạch Miễu (Bến Tre) và cầu Thuận Phước (Đà Nẵng).

Mỹ Thuận - cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long ở ĐBSCL. Cầu được khởi công ngày 6-7-1997 và hoàn thành ngày 21-5-2000, được xem là cây cầu dây văng đầu tiên tại Việt Nam.


Xe lưu thông trên cầu Mỹ Thuận. Ảnh: Mộng Bình

Cầu Mỹ Thuận nằm trên tuyến quốc lộ 1A, bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Khởi công tháng 7-1997, hoàn thành tháng 5-2000.

Chiều dài: 1.535 m trong đó phần cầu dây văng dài 350 m; rộng: 23,66 m; cao: 116,5m

Điểm đặc biệt: Hai trụ tháp chính hình chữ H cao, tạo dáng mỹ thuật.

Vốn đầu tư: 90,86 triệu đô la Úc, trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34%.

Nghiên cứu khả thi: Snowy Mountains Engineering Corp. (Úc). Thiết kế: Maunsell Engineering (Úc).

Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.

Nhà thầu xây dựng: Baulderstone Hornibrook (Úc), với sự trợ giúp của Freyssinet (Pháp) trong việc kéo dây cáp, nhà thầu phụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - Cienco 6 (Việt Nam).

Cầu Bính tại thành phố cảng Hải Phòng

Cầu Bính bắc qua sông Cấm đã được khánh thành ngày 13-5-2005, cùng với các hoạt động kỷ niệm 50 Ngày thành lập thành phố Hải Phòng. Cầu được xây dựng cách bến phà Bính 1,3 km, nhằm khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông tại bến phà, đồng thời giúp cho sự phát triển và hình thành một khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía bắc sông Cấm.

Cùng với dự án xây dựng cầu Kiền trên đường quốc lộ 10, cầu Bính đóng góp một phần quan trọng trong việc kết nối Hải Phòng với Quảng Ninh, góp phần phát triển mạng lưới giao thông miền Bắc.


Cầu Bính tại thành phố cảng Hải Phòng. Ảnh: baohaiphong.com.vn

Cầu Bính có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, hai tháp cầu cao 101,6 m. Cầu được khởi công ngày 1-9-2002 và khánh thành ngày 13-5-2005.

Điểm đặc biệt: Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ.

Chủ đầu tư: Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng.

Nhà thầu: Liên danh Ishikawajima Harima Heavy Industries Co., Ltd, Shimizu và Sumitomo-Mitsui thực hiện trong vòng 32 tháng.

Dự án cầu Bính được vay vốn ưu đãi 8,02 tỉ yên từ Chính phủ Nhật Bản, vốn đối ứng trong nước là 141,5 tỉ đồng.

Bãi Cháy - cầu dây văng một mặt phẳng dài nhất Việt Nam

Khi cầu Bãi Cháy bắc qua sông Cửa Lục, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được khánh thành ngày 2-12-2006, các chuyên gia Bộ Giao thông vận tải đánh giá đây là cầy cầu dây văng một mặt phẳng dây đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam và cũng là lớn nhất Việt Nam.


Cầu Bãi Cháy tại thành phố biển Hạ Long. Ảnh: tuoitre.com.vn

Cầu Bãi Cháy nằm trên tuyến quốc lộ 18, trục giao thông huyết mạch của vùng tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Khởi công tháng 5-2003, thông xe tháng 12-2006, trước 2 tháng so với kế hoạch.

Chiều dài: 903 m, trong đó nhịp chính - nhịp dây văng dài 435 m; chiều rộng: 25,3 m; chiều cao: 130 m.

Điểm nổi bật: Cầu dây văng một mặt phẳng, trong khi các cây cầu dây văng khác tại Việt Nam được thi công theo công nghệ hai mặt phẳng dây. Hai trụ tháp.

Các chuyên gia Bộ GTVT đánh giá đây là cầu dây văng có công nghệ hiện đại nhất của Việt Nam, cũng là một trong những cây cầu dây văng đạt kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính (435 m). Đường dẫn lên cầu dài 5 km, có tám cầu dẫn với tổng chiều dài 1,172 km.

Tổng vốn đầu tư: 2.140 tỉ đồng, bao gồm vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.

Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải. Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 18 (PMU 18).

Nhà thầu chính: Liên danh Shimizu, Sumitomo và Mitsui của Nhật Bản. Nhà thầu phụ: Cienco 1, Licogi, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn.

Kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu nhà nước về các công trình xây dựng đã khẳng định cầu Bãi Cháy được thiết kế và thi công với chất lượng cao, bảo đảm được các yêu cầu về khả năng chịu lực và tuổi thọ công trình.

Rạch Miễu - cầu dây văng do Việt Nam tự xây dựng

Cầu Rạch Miễu là cầu dây văng nối liền 2 tỉnh vùng ĐBSCL là Tiền Giang và Bến Tre với nhau. Bờ bắc của cầu này là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bờ nam là huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre, cách tỉnh lỵ Bến Tre 14km. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các doanh nghiệp Việt Nam. Cây cầu này sau khi thông xe vào tháng 1-2009 đã giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông đường bộ.

Cây cầu này sẽ nối liền quốc lộ 60 từ Tiền Giang đi xuyên qua địa phận tỉnh Bến Tre. Trước đây, khi chưa có cầu, các phương tiện giao thông phải mất khoảng 30 phút để vượt sông bằng phà. Theo quy hoạch của Bộ GTVT, quốc lộ 60 sẽ là tuyến huyết mạch nối liền vùng duyên hải phía đông của ĐBSCL, nối liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng...

Hiện tại, cầu Hàm Luông trên tuyến này cũng đang được thi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. Tuyến quốc lộ 60 hoàn chỉnh còn góp phần giải tỏa áp lực giao thông đổ dồn vào quốc lộ 1A hiện tại.


Các công nhân xây dựng trên cầu Rạch Miễu trong ngày hợp long cầu 20-8-2008. Ảnh: Kinh Luân

Cầu Rạch Miễu nằm trên tuyến quốc lộ 60, được khởi công ngày 30-4-2002, hoàn thành ngày 19-01-2009. Việc thi công cầu kéo dài trong nhiều năm do trải qua nhiều lần điều chỉnh về nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư, và những khó khăn về thiếu mặt bằng thi công, thiếu nguyên vật liệu và khó khăn về nguồn vốn.

Tổng vốn đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng, bao gồm vốn ngân sách nhà nước và liên danh gồm các doanh nghiệp xây dựng nhà nước Cienco 1, Cienco 5 và Cienco 6.

Phần cầu chính gồm 2 cầu có tổng chiều dài 2,86 km, chiều dài toàn tuyến 8,33 km (gồm cả đường nối hai đầu cầu); nhịp chính cũng là phần dây văng dài 270 m; chiều rộng: 12-15 m; chiều cao: 117 m. Hai trụ tháp hình chữ V ngược.

Điểm đặc biệt: Cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công, với sự hỗ trợ kỹ thuật của hãng SVL (Thụy Sĩ).

Thuận Phước - cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam

Cầu Thuận Phước là cây cầu bắc qua sông Hàn tại cửa biển, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mẫn Quang, thuộc thành phố Đà Nẵng. Cây cầu này giúp nối liền quận Hải Châu với bán đảo Sơn Trà.


Cầu Thuận Phước bắc qua vịnh Đà Nẵng. Ảnh: tuoitre.com.vn

Cầu Thuận Phước được khởi công ngày 16-1-2003, khánh thành ngày 19-7-2009, vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách.

Thiết kế: Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc.

Nhà thầu chính: Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 và Cienco 6.

Chiều dài toàn công trình 2,1 km, trong đó chiều dài cầu 1,85 km; chiều rộng 18 m.

Điểm đặc biệt: Phần cầu treo dây võng là 655 m, được xem là cầu treo dây võng dài nhất hiện nay của Việt Nam.

Phú Mỹ - cầu dây văng do tư nhân xây dựng

Cầu Phú Mỹ vượt sông Sài Gòn, nối liền khu đô thị Nam Sài Gòn nằm về phía quận 7 với khu vực phía đông của thành phố nằm về phía quận 2. Cầu được đầu tư bởi Công ty cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ với nguồn vốn do doanh nghiệp tự huy động, hoàn toàn không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.


Cầu Phú Mỹ nhìn từ phía quận 2 sang. Ảnh: Hồng Thái

Cầu Phú Mỹ được xây dựng từ tháng 3-2007, theo kế hoạch ban đầu sẽ hoàn thành vào tháng 12-2009, nhưng tiến độ được đẩy nhanh và nhà thầu đã bàn giao dự án ngày 1-9-2009. Cầu được thông xe kỹ thuật ngày 2-9-2009 và thông xe chính thức ngày 9-9-2009.

Tổng mức đầu tư gần 2.500 tỉ đồng.

Chiều dài công trình: hơn 2.100 m, trong đó nhịp dây văng dài 705m; chiều rộng: 27,5 m; chiều cao: 140 m.

Điểm đặc biệt: Hai trụ tháp hình chữ H, khoảng cách giữa hai trụ chính là 380m. Theo nhà thầu, thiết kế trụ tháp hình chữ H được chọn vì đây là phương án chịu lực tốt nhất và tiết kiệm hơn những phương án khác.

Tổng thầu: Bilfinger Berger (Đức)

Liên danh Bilfinger Berger và Baulderstone Hornibrook (gọi là BBBH) thi công cầu chính, phần cáp dây văng thuê nhà thầu phụ là Freyssinet (Pháp) thực hiện. Phần cầu dẫn được giao cho nhà thầu phụ Việt Nam là Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới.

Tư vấn thiết kế: Arcadis (Pháp) và Cardno (Úc).

Danh sách những cây cầu dây văng của Việt Nam sẽ tiếp tục được nối dài, trong đó có công trình cầu Cần Thơ dự kiến thông xe kỹ thuận vào tháng 3-2010,

(Theo Yến Dung // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Những “siêu thị” lề đường
  • Điện tư nhân: Đường còn xa
  • VN phát triển kinh tế theo mô hình nào?
  • Kiến nghị về cơ giới hóa nông nghiệp
  • Bàn về xây dựng Chiến lược Phát triển đất nước thời kỳ đến 2020
  • Đánh thuế tài nguyên: Khó đồng thuận thuế suất
  • Cải cách hoặc tụt hậu
  • Kịch bản kinh tế Việt Nam 2010: có thể đạt mức tăng trưởng 6,5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi