Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách hoặc tụt hậu

Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố tuần trước vào ngày 9-9 ghi nhận những nỗ lực cải cách của các nền kinh tế trên toàn cầu trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Cả thế giới đang tự nhận ra rằng, khủng hoảng kinh tế như một kính lúp giúp các nước tự soi rõ hơn những điểm yếu đã tồn tại từ lâu trong thể chế kinh doanh của mỗi nền kinh tế.

 

Nhiều nước cũng tự thấy rằng, khủng hoảng là thời điểm thích hợp nhất để hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh và vì thế nhiều nỗ lực đã được cụ thể hóa.

Báo cáo Môi trường kinh doanh lần thứ 8 của WB ghi nhận rằng có 287 cải cách trên 131 quốc gia đã được thực hiện - một con số kỷ lục kể từ năm 2004 đến nay, trong đó rất nhiều quốc gia đã tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để đẩy mạnh cải cách thể chế.

Từ những nền kinh tế vốn dĩ đã có môi trường kinh doanh hàng đầu như Singapore (thực hiện 3 cải cách), Hồng Kông (3 cải cách), Anh (2 cải cách), Ireland (1 cải cách) đến các nước phát triển có môi trường kinh doanh ở mức trung bình hoặc kém thì nay càng đẩy mạnh hơn việc sửa đổi thể chế kinh doanh để có được những vị trí tăng bậc chóng mặt như: Belarus (tăng 24 bậc), Kirgistan (tăng 39 bậc), hay như một quốc gia ngay trong khu vực ASEAN là Indonesia (tăng 7 bậc).

Trong xu thế đó, Việt Nam chúng ta lại ghi nhận một vị trí mới, nhưng đó là một “bước lùi” nhẹ nhàng từ vị trí 91 xuống vị trí 93 trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB. Cũng có thể việc tụt 2 bậc không quá quan trọng, thế nhưng điều mà chúng ta cần suy nghĩ từ câu chuyện này, đó là khi cả thể giới đang nắm bắt cơ hội mà khủng hoảng vô tình trao cho để hoàn thiện bản thân thì Việt Nam lại chưa quan tâm đúng mức đến những cải cách mang tính dài hơi hơn chuyện đối phó với khủng hoảng.

Mặc dù trong năm qua, Việt Nam đã cắt giảm thuế suất thuế thu nhập khẩu doanh nghiệp từ 28% xuống 25% hay thực hiện bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai... nhưng hầu hết các lĩnh vực khác đều chưa có sự khác biệt so với báo cáo trước.

Lấy thí dụ như đối với việc thành lập doanh nghiệp, hiện vẫn phải trải qua 50 ngày chờ đợi với 11 thủ tục để một doanh nghiệp được ra đời. Điều này đã làm cho riêng lĩnh vực thành lập doanh nghiệp của Việt Nam tụt từ hạng 108 trong năm ngoái xuống hạng 116 trong báo cáo lần này. Cũng ở tình trạng như trên, tất cả các lĩnh vực khác được điều tra, chúng ta đều bị tụt hạng so với năm ngoái như, cấp giấy phép xây dựng (từ vị trí 67 xuống 69); tuyển dụng và sa thải lao động (từ 90 xuống 103); đăng ký tài sản (từ 37 xuống 40)...

Hơn một năm qua, không phải là chúng ta không nỗ lực, cũng không phải là Việt Nam quên đi việc cải cách để hoàn thiện hơn về môi trường kinh doanh, nhưng có một điều chắc chắn, chúng ta đang tụt hạng vì những cải cách này là quá nhỏ so với xu thế quốc tế đang diễn ra hiện nay.

Thời gian qua, chính sách của Việt Nam tập trung nhiều cho việc chống chọi với các bất ổn kinh tế vĩ mô, từ lạm phát cao đến việc suy giảm kinh tế. Chúng ta đã nỗ lực nhiều hơn để kích cầu, để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, để giữ ổn định các ngành xuất khẩu và hạn chế nguy cơ của khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến an sinh xã hội hay thất nghiệp.

Quả thật, nhiệm vụ đối với cơ quan điều hành kinh tế trong năm qua là rất nặng nề. Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta lại quên đi việc tận dụng cơ hội để cải cách thể chế tốt hơn, hướng đến những mục tiêu dài hạn hơn.

Chúng ta đã bàn đến tái cấu trúc, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu và bàn luận. Chúng ta cũng đề cập nhiều đến việc tận dụng khủng hoảng để cải cách môi trường kinh doanh, nhưng kết quả từ báo cáo của WB lại không được như điều mà chúng ta kỳ vọng.

Ở tầm vi mô, đã có nhiều chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, công luận cũng đã bàn nhiều để “động viên” doanh nghiệp xây dựng lại mình sau “cơn bão của suy thoái” nhưng thực tế vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương và lời nói mang tính bình luận. Thế nên, xét cả ở tổng thể nền kinh tế cũng như cụ thể ở các doanh nghiệp, có thể nhận xét rằng, Việt Nam đang chậm chân trong việc tận dụng cơ hội từ khủng hoảng.

Quốc tế đang đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó nhanh với khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, sau khủng hoảng, liệu chúng ta sẽ ra sao khi vẫn mang trên mình một “cơ thể rườm rà” về mặt thủ tục hành chính mà vốn đã quá nặng nề trước khủng hoảng.

Và liệu chúng ta có thể sẽ theo kịp thế giới khi họ sẽ phục hồi với một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn và với một hệ thống doanh nghiệp được trang bị hiện đại hơn về công nghệ sản xuất, về trình độ quản lý. Đấy chắc cũng là điều đáng phải suy nghĩ.

(Theo Phan Thanh Tịnh // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kịch bản kinh tế Việt Nam 2010: có thể đạt mức tăng trưởng 6,5%
  • Đất bỏ hoang: Sao mà nhiều thế ?
  • Quản lý mua sắm công : Tập trung hay phân tán ?
  • Cần thêm gói kích cầu mới?
  • Theo đuổi kích cầu và rủi ro chính sách
  • Hỗ trợ lãi suất mua máy móc: Vì sao giải ngân chậm?
  • Nhiều chỉ tiêu kinh tế 2010 dự kiến cao hơn 2009
  • Quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm: Lộ trình quá gấp gáp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi