Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đòn bẩy kinh tế hiện tại

PGS - TS Phạm Tất Thắng, viện nghiên cứu kinh tế Bộ Công Thương cho rằng: tập trung đầu tư cho sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là một biện pháp vừa giải quyết được việc làm vừa giúp nền kinh tế và DN trụ được qua cơn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.

- Thưa Tiến sĩ, ông có thể nói rõ hơn tại sao lại là tập trung đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất các mặt hàng thiết yếu?

Khủng hoảng kinh tế khiến sức mua của thị trường toàn cầu giảm sút. Tuy nhiên nếu chia nhu cầu tiêu dùng thành 3 mức là loại hàng hoá cao cấp, trung bình và hàng tiêu dùng thiết yếu thì có thể thấy: Loại hàng hoá cao cấp, dành cho đối tượng có thu nhập cao sẽ không bị ảnh hưởng vì họ có tiềm lực kinh tế mạnh; ở mức trung bình bị khủng hoảng tác động mạnh nhất và đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống, sự tác động của khủng hoảng kinh tế cũng ít hơn. Bên cạnh đó sản phẩm của VN sản xuất chủ yếu không phải hàng cao cấp do đó chúng ta vẫn có cơ hội nếu đầu tư và hỗ trợ đúng để tận dụng lợi thế này. Tất nhiên là không phải để làm giàu, trong tình hình hiện nay, cơ bản là duy trì được sản xuất, có việc làm cho người lao động và cầm cự qua cơn khủng hoảng.

- Vậy theo ông, càng các ngành sản xuất các sản phẩm không phải là thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày khó khăn sẽ càng lớn?

Thực tế hiện nay cho thấy các ngành sản xuất các sản phẩm cao cấp đang vấp phải những khó khăn rất lớn. Đơn cử, ngành đồ gỗ XK hoặc thủ công mỹ nghệ hoặc sản xuất linh kiện máy tính ... Khi thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng ở Mỹ suy thoái, nhà không bán được, xây dựng chậm lại thì nhu cầu về đồ gỗ lập tức giảm, XK trong nước gặp khó khăn. Khủng hoảng lan ra Châu Âu, đây là thị trường lớn NK đồ gỗ VN, kịch bản trên lại lặp lại. Khủng hoảng kinh tế, mất việc làm, giảm thu nhập khiến người tiêu dùng không còn khả năng thanh toán, họ sẽ cắt giảm chi tiêu những khoản như mua ôtô, đi du lịch, mua sắm đồ nội thất... nhưng không thể cắt giảm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Chính vì vậy khu vực sản xuất hàng tiêu dùng không phải là thiết yếu sẽ suy giảm mạnh hơn. Điều này cho thấy một lần nữa phải xem xét một cách kỹ càng để khoản hỗ trợ 17.000 tỷ đồng đến đúng đích và phát huy tác dụng tốt nhất.

- Một số mặt hàng VN có thế mạnh về nông sản như gạo, cao su, thủy sản... theo ông tình hình XK sẽ ra sao?

Gọi là có thế mạnh nhưng sức cạnh tranh của hàng VN chưa mạnh. Đối với sản phẩm cao su, theo thống kê, 70% cao su thế giới dùng cho ngành sản xuất ôtô, ngành sản xuất ôtô thế giới lại đang khủng hoảng nặng song vẫn còn hy vọng vì đây là ngành công nghiệp then chốt và quan trọng của nhiều quốc gia, họ phải giữ và ta có cơ hội để bán cao su. Hơn nữa, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su VN khá lớn, nếu Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 7% như dự kiến thì ngành cao su VN cũng có cơ hội. Đối với ngành thuỷ sản, vừa rồi một số DN đã mở được thị trường úc hay New Zealand... đó cũng là tín hiệu tốt và hiện nay, giá cá tra, cá ba sa cũng đang lên.

- Cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên mạnh dạn phá giá VND để thúc đẩy XK, ông nhận định thế nào về giải pháp này trong khi các nước trên thế giới đều chủ trương lấy tiêu dùng nội địa để cứu vãn nền kinh tế của họ. Thậm chí ngay tại Mỹ người ta còn định không cấp phép cho các công trình xây dựng không sử dụng sắt thép do Mỹ sản xuất hay treo cờ Mỹ không phải Mỹ sản xuất là phi pháp ...?

Mục tiêu cao nhất hiện nay là giữ thế ổn định để vượt qua khủng hoảng do đó việc phá giá VND theo tôi là không thể. Cũng cần thấy rõ rằng, khó khăn của năm 2008 một phần lớn là do lạm phát, là những khó khăn mang tính chủ quan còn năm 2009, khó khăn là khách quan, khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và các nước đều "xây hàng rào" để bảo vệ nền kinh tế của họ.

- Tập trung cho nội địa là giải pháp được nhắc đến nhiều nhưng sức mua của thị trường nội địa yếu. Hơn nữa nhiều DN đã phải cắt giảm lao động, lao động VN tại nước ngoài cũng bị mất việc và nhiều người sẽ phải về nước, trong tình hình này ông nhận định thế nào và có lời khuyên gì cho các DN?

Đúng là như vậy song tập trung khai thác thị trường nội địa không phải là để làm giàu hay phát triển trong giai đoạn hiện nay mà mục tiêu chỉ là để cầm cự. Tôi cho rằng để qua được giai đoạn khó khăn, ít nhất là hết quý 3 năm 2009, các DN phải có chính sách để duy trì được lực lượng lao động. Tuy nhiên qua thông cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này cũng là lúc để nhìn lại và cơ cấu lại nền kinh tế dưới cả góc độ vĩ mô và ở từng DN.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo dddn)

  • Cơ hội vượt qua suy thoái: Doanh nghiệp có mặn mà!
  • Nhiều nhà đầu tư “đầu cơ” dự án thép
  • Chấm dứt thiếu đói lương thực vào năm 2012
  • Chuẩn bị cho xu hướng mới
  • Tản mạn chuyện dự báo kinh tế
  • Kích cầu và… vấn đề còn lại
  • Nội tiêu cũng không dễ
  • Càng bất ổn kinh tế, dân càng trữ vàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi