Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự báo kinh tế 2012 - 2015: Nhen nhóm lạc quan

 

 

Sau một năm sóng gió của kinh tế Việt Nam, 2012 được dự báo sẽ là một năm đầy áp lực theo hướng tái cấu trúc toàn ngành.

Theo các chuyên gia kinh tế, tái cấu trúc toàn ngành khó lòng nhất quán nếu chưa được nhìn nhận tổng thể trước khi tái cấu trúc từng lĩnh vực. Nội dung trên được mổ xẻ tại “Diễn đàn kinh tế VN - dự báo 2012 - 2015” do Viện Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM - Bộ KHĐT) chủ trì ngày 10.1.

Rủi ro hay cơ hội?

Kinh tế năm 2011 của VN và thế giới được chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược - Viện Kinh tế và chính trị thế giới - gói gọn trong cụm từ “nhiều mây đen và bão táp” với khủng hoảng nợ công, thâm hụt ngân sách và thất nghiệp tại nhiều châu lục. GĐ điều hành của Grant Thornton VN Ken Atkinson cũng đánh giá: “Hơn 20 năm làm việc tại VN, lần đầu tiên tôi chứng kiến hơn 70% số DN gánh chịu các khoản vay quá cao và 50% thiếu vốn lưu động. VN sẽ tiếp tục phải đương đầu với lạm phát và lãi suất, thị trường chứng khoán vẫn còn ảm đạm kéo dài” - ông Ken cho hay.

Tuy nhiên, cũng có không ít nhìn nhận rằng khủng hoảng sẽ trở thành cơ hội của VN nếu có sự điều hành đúng lúc và kịp thời. Ông Võ Đại Lược phân tích, cơ hội trước hết cho VN là các dòng vốn đầu tư rút khỏi những nền kinh tế rối loạn để tìm nơi đầu tư ổn định và có lợi. Sự lựa chọn này sẽ không thể không tính đến VN - nơi được đánh giá cao về ổn định chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, dù khủng hoảng kinh tế nhưng mọi người vẫn cần phải ăn, mặc... Đây sẽ là cơ hội cho mặt hàng nhu yếu phẩm VN có khả năng tăng xuất khẩu nếu tận dụng được lợi thế. Về điều này, TS Trần Đình Thiên chỉ ra rằng, kinh tế VN giai đoạn 2012 - 2015 sẽ đặt ra cái nhìn toàn diện về tái cấu trúc toàn ngành kinh tế, trước khi bắt tay vào các lĩnh vực cụ thể.

Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng về lượng, nhưng giảm về giá trị trong năm 2011. Ảnh: D.H
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng về lượng, nhưng giảm về giá trị trong năm 2011. Ảnh: D.H

Áp lực 2012

Dù thách thức hay cơ hội, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định kinh tế 2012 sẽ đối mặt với nhiều áp lực cần được giải quyết như ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát dưới 10%, chấm dứt tình trạng “bóp nghẹt” sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đầu tư giảm, thị trường XK co hẹp. Một số dự báo được CIEM đưa ra cho VN gồm tăng trưởng từ 4,7 - 6,5%, giữ lạm phát ở mức một con số. TS Võ Trí Thành phân tích: “Trong mắt nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức đánh giá mức tín nhiệm thì kinh tế VN 2012 trở đi vẫn là một bức tranh ảm đạm và 2012 sẽ là thời điểm khó khăn nhất. Ổn định kinh tế vĩ mô mà chiến lược là tái cấu trúc kinh tế đặt gánh nặng lớn trong điều hành, cụ thể hóa là Bộ Tài chính và NHNN”. Theo ông Thành, sự uyển chuyển này đã bắt đầu được nhìn thấy về mục tiêu rõ ràng bằng con số, về phân bổ ngân sách cho đầu tư, hướng đến đối tượng tín dụng cho vay và nỗ lực giảm lãi suất cho vay.

Tại diễn đàn, bức tranh kinh tế VN giai đoạn 2012 - 2015 cho rằng phụ thuộc lớn vào hai vấn đề gồm ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách DN. “Điều hành kinh tế đang theo hướng thuận lợi khi ý chí tương đối thống nhất, đồng thuận cao và dám “chọc” vào tái cấu trúc ba lĩnh vực nhạy cảm, khó khăn. Chúng ta lạc quan khi không ít đối tác chiến lược vẫn “yêu” VN một cách dài hạn. Đây sẽ là nền tảng cơ bản và nếu khéo chèo lái thì không chỉ FDI mà cả đầu tư gián tiếp vẫn vào VN cao hơn 2011” - ông Thành nói.

Về điều này, CT Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại dự báo, kinh tế VN 2012 có hai kịch bản: Nếu thực hiện đồng bộ các yếu tố về điều hành kinh tế vĩ mô thì sẽ khắc phục lạm phát, tăng trưởng cao hơn 6,5%, tình hình kinh tế xã hội diễn biến tích cực và tạo tiền để cho những năm tiếp theo. Còn ngược lại, nếu chậm đổi mới thì khó đạt được tăng trưởng 5 - 5,5%, nguy cơ tụt hậu so với nhiều nước phát triển trong ASEAN và Châu Á càng hiện hữu.

Dương Hà // Báo Lao Động

 

  • Kinh tế 2012, đâu là kỳ vọng?
  • Kinh tế 2012 qua góc nhìn doanh nhân, chuyên gia
  • Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
  • Tại sao tàu Việt Nam bị bắt giữ tăng đột biến?
  • Vốn FDI vào Việt Nam 2011: Ai bảo thấp không hay?
  • Kinh tế Việt Nam: Một năm nhìn lại
  • Học từ khủng hoảng để cải cách
  • Bằng cách nào thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH năm 2012 ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi