Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Gác giữ màu xanh" cho vườn quốc gia Phước Bình

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong chuyến hành trình ngược lên vùng cao Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trước mắt chúng tôi, rừng của Vườn quốc gia Phước Bình vẫn còn nguyên sinh.

Không giống như những cánh rừng đang có nguy cơ tàn lụi bởi sự tàn phá của con người, rừng của Vườn quốc gia Phước Bình vẫn um tùm, xanh ngắt.

Trên con đường quanh co, đèo dốc, tiếng róc rách của dòng suối đổ từ trên núi cao xuống hòa lẫn với tiếng chim hót ngân vang, tiếng gọi nhau của những con thú rừng... đã làm tô đậm thêm nét hùng vĩ của vùng núi rừng Bác Ái.

Chạy xe máy vào trụ sở mới xây của Hạt, anh Hoàng Lộc-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phước Bình cười tươi và nói: "các anh đến Phước Bình kiểm tra rừng đấy à, thấy chưa rừng vẫn xanh tốt đấy."

Đưa chúng tôi ra bên ngoài khoảng hơn chục bước, Anh Lộc chỉ tay về phía Tây của vườn cho biết đó là khu rừng giáp ranh với Vườn quốc gia Bi Duóp-Núi Bà thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và khu rừng phía Đông Bắc kia là giáp ranh với huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Trước đây, khu vực giáp ranh này cũng khá phức tạp, lâm tặc luôn lộng hành chặt phá rừng nhưng hiện nay tình trạng ấy không còn.

Đúng như những gì anh Hoàng Lộc nói với chúng tôi, trên cánh rừng ấy, những loại cây rừng quý hiếm cao ngất, to chừng một đến hai người ôm, thuộc loại cây gỗ nhóm 1, nhóm 2 và cùng với vô số cây rừng khác vẫn còn tồn tại, sừng sững đứng hiên ngang che mưa, chắn gió theo thời gian.

Để có được rừng xanh nguyên vẹn, hệ sinh thái đặc trưng đa dạng như hôm nay, những chiến sỹ áo xanh "màu lá rừng" đã không ngại gian lao, khổ ải, miệt mài ngày đêm canh gác, kiểm soát rừng dù ngày nắng cũng như ngày mưa.

Nói về việc quản lý và bảo vệ rừng, anh Hoàng Lộc cho biết, diện tích rừng của Vườn quốc gia Phước Bình với hơn 30.000ha, trong đó có gần 20.000ha vùng đệm và 11.000ha vùng lõi. Diện tích rừng thì rộng, địa hình lại khá hiểm trở, phức tạp trong khi cán bộ làm công tác thì lại quá mỏng, trung bình 1 người phải đảm nhận công tác quản lý bảo vệ khoảng 500ha rừng nên đã gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, do Vườn quốc gia thuộc xã Phước Bình, địa bàn có đông đảo đồng bào sinh sống, ý thức trong việc bảo vệ rừng của đồng bào nơi đây còn hạn chế nên công tác quản lý và bảo vệ rừng trở nên khó khăn hơn.

Để việc quản lý và bảo vệ rừng ngày một thêm vững chắc, ngoài việc tuần tra kiểm soát, Hạt kiểm lâm của Vườn quốc gia Phước Bình còn thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban về công tác quản lý, bảo vệ rừng; ký kết quy chế phối hợp với các đơn vị lâm nghiệp giáp ranh như Hạt kiểm lâm Khánh Sơn - Khánh Hòa, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Bi Doúp-Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, Công ty lâm nghiệp Tân Tiến để truy quét nạn phá rừng tại các vùng trọng điểm nóng.

Không chỉ làm công việc quản lý, bảo vệ rừng, các anh còn luôn sẵn sàng cùng ăn, cùng ở để hướng dẫn đồng bào làm ăn, phát triển kinh tế dưới tán rừng đã giao khoán, tránh tình trạng đồng bào di cư và phá rừng như trước đây./.
 
Công Thử (TTXVN/Vietnam+)

  • Kinh tế Việt Nam về đích cần vượt 3 chướng ngại
  • Người nước ngoài nói gì về kinh tế Việt Nam?
  • Liên kết để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  • Tăng ngân sách cho Hà Nội: Nhất thời hay thường xuyên?
  • Môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp hạng 11 từ dưới lên
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Quân bài nhân công rẻ mạt
  • Đến 2025, hơn 30% công trình giao thông đô thị dùng đèn năng lượng mặt trời
  • Việt Nam đang chậm chân ở thị trường công nghệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi