Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên kết để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Các tỉnh kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều lợi thế đặc thù nhưng các tiềm năng không thể phát huy lợi thế khi các địa phương đều có những ưu thế như nhau, lại không được quy hoạch tổng thể...

Đà Nẵng là một trong những động lực phát triển của miền Trung - Ảnh Chinhphu.vn

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh, thành Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng. Đây là vùng không chỉ có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Thiếu liên kết

Miền Trung, mà trung tâm là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm có nhiều lợi thế đặc thù về vị trí chiến lược, nguồn nhân lực dồi dào, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công  nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây, những dự án hàng chục tỷ USD …

Tuy nhiên, các tiềm năng không thể phát huy lợi thế khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế như nhau, lại không được quy hoạch tổng thể nên manh mún, tự phát.

Cảng biển nước sâu Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) nằm kề gần cảng Đà Nẵng, rồi cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) kế cận Dung Quất (Quảng Ngãi) và góc phía nam là cảng Quy Nhơn. Hầu hết các cảng đã không thể hoạt động hết công suất tối đa.

Các khu công nghiệp - chế xuất cũng trong tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp đầu tư. Đa phần, chỉ một vài khu công nghiệp chính có tỷ lệ lấp đầy từ 70 – 90%, còn các khu công nghiệp còn lại vẫn đang triển khai hoặc tỷ lệ chỉ đạt 30 – 60%.

Tổng GDP của vùng chỉ đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng (2008), chỉ bằng 27% so với vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và 13% vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chiếm chưa đến 5% tổng GDP cả nước.

Gắn kết để phát triển

Trước tình trạng các tỉnh, thành phát triển tự phát, 5 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã kết hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết mà Đà Nẵng được coi là thành phố hạt nhân.

Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Motonori Tsuno bàn giao kết quả Đề án DaCRISS cho Chủ tịch UBND tỉnh Đà Nẵng Trần Văn Minh - Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 13/10, tại Đà Nẵng, Đề án “Nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận tại Việt Nam” (DaCRISS) đã bàn giao kết quả nghiên cứu và khai mạc triển lãm Đề án trên.

Mục tiêu của Đề án là lập chiến lược phát triển gắn kết đô thị và vùng để bảo đảm sự phát triển bền vững và mạnh mẽ của cả khu vực. Bên cạnh đó, Đề án còn lập Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị tới năm 2025; tập huấn nâng cao năng lực, chủ yếu về quy hoạch và phát triển đô thị cho các cơ quan và các bộ ngành, tỉnh thành liên quan.

Sau hơn 2 năm thai nghén, triển khai khảo sát; lần đầu tiên, kết quả nghiên cứu chính thức được công bố rộng rãi cho người dân tham khảo và đề xuất đóng góp ý kiến để chiến lược phát triển của Đà Nẵng cùng các vùng phụ cận đi đúng định hướng và phát triển bền vững.

Ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: “Đề án sẽ là định hướng phát triển cho Đà Nẵng và liên kết các vùng phụ cận với các chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể, các chương trình phát triển môi trường, giao thông, du lịch … Tôi tin rằng Đà Nẵng và 4 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ có hướng phát triển mạnh mẽ và bền vững”.

Cùng với những định hướng liên kết phát triển khu vực, DaCRISS còn xúc tiến những dự án nhằm cải thiện môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái đa dạng. Ông Motonori Tsuno - Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho biết: “Các dự án sẽ hướng đến phát triển các thành phố môi trường tốt nhất Việt Nam chứ không chỉ đơn thuần là thành phố không bị ô nhiễm”.

Cùng quyết tâm đó, JICA đã đề xuất nhiều loại hình phát triển kinh tế thân thiện với môi trường như hướng phát triển du lịch bền vững, phát triển công nghiệp công nghệ cao, phát triển các loại hình dịch vụ công cộng thân thiện với môi trường …

(Theo Hồng Hạnh // Tin Chính phủ)

  • Tăng ngân sách cho Hà Nội: Nhất thời hay thường xuyên?
  • Môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp hạng 11 từ dưới lên
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Quân bài nhân công rẻ mạt
  • Đến 2025, hơn 30% công trình giao thông đô thị dùng đèn năng lượng mặt trời
  • Việt Nam đang chậm chân ở thị trường công nghệ
  • Cần có chiến lược mới về FDI
  • Để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vươn tới tầm cao mới
  • Việt Nam đang là thị trường phần cứng hấp dẫn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi