Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến 2025, hơn 30% công trình giao thông đô thị dùng đèn năng lượng mặt trời

Đến năm 2025, phấn đấu 100% các công trình giao thông, không gian công cộng và quảng cáo tại các đô thị sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; trong đó từ 30-50% các công trình sử dụng đèn năng lượng mặt trời đạt tiêu chuẩn.

Đến năm 2025, 100% các công trình giao thông, không gian công cộng và quảng cáo tại các đô thị sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện - Ảnh minh họa

Đây là những mục tiêu phát triển chiếu sáng đô thị của Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1874/QĐ-TTg.

Theo đó, chiếu sáng đô thị được phát triển theo định hướng gắn liền với phát triển đô thị, đồng thời có nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo nhằm tiết kiệm điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện - năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm trên 75%

Mục tiêu cụ thể đến 2015 là 100% các công trình giao thông, không gian công cộng xây dựng mới sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện. Khuyến khích sử dụng thiết bị, nguồn sáng sử dụng năng lượng mặt trời đạt tiêu chuẩn tại các đô thị.

Đến năm 2025, phấn đấu 100% các công trình đô thị sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; tỷ lệ chiếu sáng ngõ, xóm đạt từ 75-100% chiều dài đường.

Chiếu sáng không gian công cộng đô thị, chiếu sáng quảng cáo, trang trí cũng phải đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, an toàn góp phần bảo vệ an ninh. Các công trình giao thông được chiếu sáng đầy đủ với các chức năng định vị và hướng dẫn; thiết kế chiếu sáng có tính thẩm mỹ cao; thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng.

Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc hạ ngầm toàn bộ đường dây cấp điện chiếu sáng tại các đô thị.

Giải pháp phát triển chiếu sáng đô thị

Một trong những giải pháp đầu tiên được đưa ra là lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.

Về nguồn vốn, định hướng phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị xác định việc ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, địa phương để phát triển chiếu sáng công cộng đô thị. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị với các hình thức khác nhau; có cơ chế chính sách huy động vốn góp của người dân và nhà nước cùng thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp chiếu sáng ngõ, hẻm trong đô thị.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao để sản xuất các sản phẩm chiếu sáng đồng bộ đạt chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và đẹp về mẫu mã...

(Theo Chí Kiên // Tin Chính phủ)

  • Việt Nam đang chậm chân ở thị trường công nghệ
  • Cần có chiến lược mới về FDI
  • Để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vươn tới tầm cao mới
  • Việt Nam đang là thị trường phần cứng hấp dẫn
  • Trung Quốc: Kẻ khổng lồ bên cạnh ta
  • Hội chứng “number one”
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựng kịch bản kinh tế 2011
  • Phân bổ ngân sách 2011-2015: Nước chảy chỗ trũng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi