Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp nào tăng… giảm tốc CPI?

Chỉ số CPI trong tháng 6 thấp nhất trong sáu tháng qua. Tuy nhiên, khả năng giảm hẳn thì chưa thể tính đến. Chính phủ đã đưa ra chỉ số CPI không quá 15% của năm 2011, đây quả là nhiệm vụ khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã nhấn mạnh điều này khi yêu cầu thực hiện ba giải pháp để giảm tốc CPI.

Thứ nhất, đề nghị các hiệp hội, ngành hàng, bộ, ngành đề xuất chính sách cơ chế tạo được hỗ trợ ưu đãi về lãi suất, thúc đẩy sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu không chú trọng đến cầu dẫn tới không đủ nguồn cung, tạo ra việc tăng giá và CPI tăng là điều không tránh khỏi

Thứ hai, nghiên cứu chính sách điều chỉnh giá, xăng, dầu, điện ở thời điểm nào để không ảnh hưởng tới việc tăng chỉ số CPI

Thứ ba, đề nghị các bộ, ngành theo dõi chặt biến động về giá cả, tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp của Nghị quyết 11. Đặc biệt, các địa phương kiểm soát và giám sát chặt chẽ tình hình thị trường để nếu có biến động về hàng hóa ảnh hưởng tới nguồn cung tạo sự bất ổn cho thị trường sẽ báo cáo kịp thời về cơ quan quản lý để xử lý.

Ngoài ra, để thực hiện giảm tốc CPI trong quý III và những tháng tiếp theo, nhiều ý kiến trong Tổ Điều hành thị trường trong nước Bộ Công Thương cho rằng: Hiện nay, chính sách Nhà nước ảnh hưởng lớn tới chỉ số CPI và lạm phát. Đại diện Tổng cục Thống kê khẳng định: Lạm phát gắn rất chặt với chính sách, theo quy luật sau Tết Nguyên đán phải cho giá tiêu dùng hạ nhiệt, trở về mặt bằng giá bình thường ngay đầu năm; nhưng ngay sau tết, khi giá cả chưa hạ nhiệt thì Nhà nước điều chỉnh giá xăng dầu khiến thị trường không kịp đi xuống đã tăng, gây lạm phát trở lại và tăng rất nhanh.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 6/2011 chỉ còn tăng 1,09% so với tháng trước, bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng của tháng 5.

Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã có 2 tháng liên tiếp giảm tốc với biên độ đều thấp hơn tháng trước đó khoảng 1%. Đến tháng 6, CPI đã chạm đáy tăng của 6 tháng đầu năm 2011, khơi dậy hy vọng mới về khả năng kiểm soát lạm phát sẽ tốt hơn trong nửa còn lại của năm.

Nhưng hiển nhiên là chỉ số giá tiêu dùng vẫn chưa trở lại với quy luật thông thường các năm kinh tế vĩ mô ổn định hơn trước đó. So với các tháng 6 của 15 năm gần đây, chỉ số giá tháng này chỉ còn thấp hơn tháng 6/2008, năm có lạm phát cao đột biến.

Ở các mức so sánh khác, so với tháng 12/2010, CPI tháng này đã tăng 13,29%, gần gấp hai lần so với lạm phát kế hoạch và đang tiến rất nhanh tới mục tiêu điều chỉnh 15% mới được Chính phủ đề cập cách đây khoảng 1 tháng; so với cùng kỳ đã tăng 20,82%, lần đầu tiên vượt qua mốc 20% trong năm nay.

CPI bình quân 6 tháng tăng 16,03% so với cùng kỳ năm trước, gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP cùng thời kỳ, ước vào khoảng 5,6%. So với kỳ gốc 2009 đã tăng xấp xỉ 32%, cho thấy sức mua của tiền đồng đã mất đi nhanh chóng thế nào trong vòng 2 năm qua.

Nhìn lại diễn biến CPI 6 tháng đầu năm 2011, có 2 điểm đáng lưu ý: một là CPI không giảm hoặc tăng thấp ở tháng sau Tết Nguyên đán mà lên đến đỉnh của nửa đầu năm; hai là CPI giảm tốc rất nhanh, cả đỉnh và đáy đều nằm trong quý 2/2010.

Đường biểu diễn chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng qua như một trò chơi lao dốc, bò lên chậm hơn ở bên này nhưng lao cắm đầu xuống mức thấp rất nhanh ở sườn bên kia. Mỗi dao động ở giai đoạn này đều gắn chặt với những thay đổi chính sách chóng mặt thời gian gần đây.

Cùng lúc Chính phủ “bung ra” một loạt chính sách điều chỉnh giá cả điện, xăng dầu, than… sau giai đoạn dài kìm nén, CPI tháng 4/2011 tăng đột biến và cao hơn cả tháng Tết nguyên đán trước đó. Tuy nhiên, ngay lập tức các giải pháp thắt chặt tiền tệ, tài khóa đã được áp dụng để hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

Tổng phương tiện thanh toán M2 là chỉ tiêu đầu tiên được “soi” kỹ. Công bố mới nhất cho thấy, tính đến 10/6, tăng trưởng M2 mới đạt 2,33%, tương đương khoảng 1/5 con số cùng kỳ năm 2010, dù nửa đầu năm trước cũng là giai đoạn thực thi chính sách tiền tệ thận trọng. Tăng trưởng tín dụng tương ứng cũng mới đạt 7,05%, chỉ bằng khoảng 2/3 so với cùng thời điểm của năm 2010.

Phía cung chịu ảnh hưởng mạnh của loạt điều chỉnh lớn này. Một con số tham khảo là gần 79 nghìn tỷ đồng được Ngân hàng nhà nước hút ròng qua OMO trong khoảng thời gian Tổng cục Thống kê thu thập số liệu tính CPI tháng 6.

Nhìn vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tốc độ tăng đã loại trừ yếu tố giá mấy tháng gần đây đã thấp hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước.

Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất có chu kỳ tăng lên rất cao. Điện, xăng dầu, gas kéo dài sức ảnh hưởng suốt giai đoạn quý 2/2011. Gạo, thịt, cá, rau quả các loại cũng liên tục làm “đảo điên” chỉ số giá lương thực, thực phẩm.

Doanh nghiệp thì chịu thêm chí phí vốn, lao động và tỷ giá làm tăng giá thành nguyên liệu nhập khẩu. Nền sản xuất cũng vào vòng quay khó khăn hơn. Tăng trưởng sản lượng toàn bộ nền kinh tế 6 tháng năm 2011 đuối hơn cùng kỳ năm trước. Thành thử, giá cả lại một lần nữa chịu thêm tác động từ nguồn cung hạn chế.

Lý giải về tình trạng giá hàng hóa trong 6 tháng đầu năm tăng cao, các thành viên Tổ Điều hành thị trường trong nước (Tổ Điều hành) đều cho rằng, hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, ảnh hưởng tới giá hàng xuất khẩu, gây áp lực lên hàng hóa trong nước. Bên cạnh đó, biến động về tỷ giá tác động đến giá của nhiều mặt hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu nhập khẩu. Chi phí đầu vào tăng; thời tiết dịch bệnh không thuật lợi ảnh hưởng đến nguồn cung hàng thực phẩm và sản xuất nông sản… cũng tác động mạnh giá nhiều mặt hàng.

Theo dự báo, trong thời gian tới, giá nhiều loại hàng hóa có xu hướng ổn định, tình hình dịch bệnh đã được khống chế sẽ hỗ trợ cho nguồn cung thực phẩm, nhu cầu tiêu dùng nhiều loại hàng hóa đang ở mức thấp. Tuy nhiên do đang chuẩn bị vào mùa mưa bão nên có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tăng giá cục bộ tại một số địa phương; đồng thời, do một số mặt hàng thực phẩm đang có  cu hướng xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc nên có thể gây áp lực tăng giá hàng hóa chung. Tổ Điều hành dự báo chỉ số CPI trong tháng 7 tăng khoảng 0,7 – 0,9% so với tháng 6.

Ông Trương Quang Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Tổ phó Tổ Điều hành - nhận định: Nhiệm vụ trong quý III là đảm bảo cung cầu hàng hóa. Đối phó với tình lụt bão điễn ra phức tạp trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các Sở Công Thương về tình hình dự trữ hàng hóa. Đến nay, 59/63 tỉnh đã có báo cáo với tổng lượng hàng hóa dự trữ khả quan.

(Tamnhin)

  • CPI tháng 7 sẽ tăng dưới 1%
  • TS Võ Trí Thành: Phạt tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc chưa phải là tối ưu
  • Chẳng lẽ bó tay? (Phần 2)
  • Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường (Phần 1)
  • Minh bạch các chỉ số vĩ mô: Sự trông đợi từ lâu
  • Khó giải bài toán thiếu điện
  • Minh bạch các chỉ số vĩ mô: Sự trông đợi từ lâu
  • 6 tháng, GDP ước tăng 5,57%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi