Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TS Võ Trí Thành: Phạt tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc chưa phải là tối ưu

Thay vào đó, nên đặt những ngân hàng này vào diện giám sát chặt chẽ hơn liên quan đến các chỉ số an toàn và đưa ra yêu cầu cơ cấu lại.

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý trung ương nhấn mạnh, thông điệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô, chống lạm phát phải được thể hiện một cách cương quyết.

Theo đó, ngày mai (30/6) là hạn cuối để các tổ chức tín dụng (TCTD) phải rút dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 22%. Con số NHNN công bố mới đây cho thấy, đến cuối tháng 5, vẫn còn 23 ngân hàng có tỷ lệ cho vay tín dụng phi sản xuất trên 22% và 9 ngân hàng có tỷ lệ này trên 30%.
 
Tuy nhiên, theo TS Thành, mức chế tài xử phạt nhằm tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc chưa hẳn là biện pháp tốt mặc dù thể hiện một cách mạnh mẽ thông điệp của NHNN. Thay vào đó, nên đặt những ngân hàng này vào diện giám sát chặt chẽ hơn bình thường liên quan đến tất cả các chỉ số an toàn trong một thời hạn nhất định, có thể từ nay đến cuối năm và có thể sang đầu năm sau. Đồng thời, đặt ra yêu cầu cơ cấu lại thông qua nhiều cách khác nhau.
 
Chẳng hạn, Westpack là một định chế tài chính rất yếu ở Úc, bị thua lỗ triền miên. Tuy nhiên, kể từ khi họ tìm được giám đốc điều hành mới thì chỉ trong năm đầu đã hoàn được vốn và sang năm thứ 2, thứ 3 thu lãi trở lại. Cách thứ 2, theo TS Võ Trí Thành là dùng mua bán- sáp nhập (M&A).
 
Nên để nhiều đối tượng, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh vàng
 
Để chống đô la hóa, TS Võ Trí Thành cho rằng, không nên chỉ nhìn trong ngắn hạn với một số biện pháp thắt chặt kinh tế vĩ mô và các biện pháp kỹ thuật để làm tiền đồng hấp dẫn hơn thông qua lãi suất. Quan trọng nhất, đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự bền bỉ để lòng tin đối với đồng nội tệ.
 
Hiện tại, tổng thể nền tảng kinh tế vĩ mô đang gây áp lực rất lớn lên tỷ giá: lạm phát trên 2 con số, thâm hụt thương mại lớn… Tính ổn định trên danh nghĩa của tỷ giá có vẻ không bền, Tiến sĩ nhận định. Trước đó, một số tổ chức quốc tế dự báo, từ nay đến cuối năm tỷ giá sẽ trên dưới mức 21.000 VND/USD, sang đầu năm sau có thể lên 21.300-21.500 VND/USD.
 
Hiện tượng vàng hóa và đô la hóa, bên cạnh mặt rủi ro, gây bất ổn đối với nền kinh tế cũng có mặt tích cực đó là đảm bảo được giá trị tiết kiệm. Ở góc độ Nhà nước, phải làm sao đưa được nguồn lực tiết kiệm đó vào đầu tư, phát triển và giảm thiểu được rủi ro bất ổn (qua tăng cường hệ thống giám sát và tăng cường dự trữ ngoại hối).
 
Về dự thảo quản lý kinh doanh vàng miếng, TS Võ Trí Thành cho biết, "Quan điểm của tôi, vàng là một tài sản của người dân, dưới góc độ pháp luật thì Nhà nước phải đảm bảo được quyền sở hữu của dân. Người đầu tư khi tham gia vào thị trường vàng thì cần phải đi theo nguyên tắc thị trường, việc lựa chọn thời điểm nào để giao dịch là quyền của người dân", ông nói.
 
TS Võ Trí Thành cho rằng, nên để nhiều tổ chức có thể tham gia vào hoạt động giao dịch, kinh doanh vàng. Tuy nhiên, tất cả đều phải được giám sát rất chặt chẽ. Hoạt động giám sát phải được tăng cường vì tài chính, trong đó có vàng, là một lĩnh vực nhiều rủi ro.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Chẳng lẽ bó tay? (Phần 2)
  • Khi hầu hết các gói thầu EPC vào tay Trung Quốc: Rủi ro khó lường (Phần 1)
  • Minh bạch các chỉ số vĩ mô: Sự trông đợi từ lâu
  • Khó giải bài toán thiếu điện
  • Minh bạch các chỉ số vĩ mô: Sự trông đợi từ lâu
  • 6 tháng, GDP ước tăng 5,57%
  • Giá bản lẻ xăng dầu: Tăng tức thời, giảm chờ "xu hướng"
  • 70 ngàn tỉ cho đề án đổi mới GD: Nhiều hay ít?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi