Hơn 10 năm qua, Chương trình bình ổn giá của TP HCM đã gặt hái được những thành công bước đầu với hơn 4.200 điểm bình ổn tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi mở rộng kênh phân phối hàng bình ổn vào khu dân cư thì không phải cửa hàng nào cũng đạt hiệu quả.
Khi DN đem hàng về vùng sâu, vùng xa vừa tốn kém chi phí vận chuyển nhưng lợi nhuận thấp vì sức mua ở những khu vực này kém. |
Tương tự, Cty TNHH Ba Huân cũng phối hợp với HTX nông nghiệp Bình Chánh mở một số điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn TP từ đầu năm nay nhưng các điểm bán vẫn khá vắng khách. Cửa hàng của Cty này trên đường Hiệp Bình Chánh, Q Thủ Đức, dù nằm ngay mặt tiền đường lộ, khu dân cư đông đúc nhưng doanh thu vẫn không như mong muốn. Đại diện cửa hàng này cho biết : “Nhiều mặt hàng ở đây như : gạo, dầu ăn, trứng, sữa… giá ưu đãi thấp hơn 5 - 10% ngoài thị trường nhưng vẫn bị “lép vế” so với chợ “cóc”, doanh thu bình quân chỉ đạt dưới 10 triệu/tháng”. Chủ cửa hàng này phân tích : cửa hàng mới chỉ bày bán một vài mặt hàng khô thông dụng chưa đa dạng theo nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là thiếu mặt hàng tươi sống. Nhưng để kinh doanh các mặt hàng tươi sống cần phải đầu tư vốn lớn và có lượng khách hàng ổn định. Theo Ban quản lý các KCN, KCX TP HCM (Hepza), đến cuối năm 2011, tất cả các KCN, KCX đều phải có các siêu thị, cửa hàng bình ổn giá phục vụ cho công nhân. Nhưng thực tế, mới có 7/14 KCN, KCX làm được điều này. Ông Vũ Văn Hòa - Trưởng ban quản Lý Hepza cho biết, DN không mặn mà với việc đầu tư vào đây vì giá thuê mặt bằng khá cao.
Vì sao ?
Lý giải nguyên nhân các điểm bán hàng bình ổn vắng khách, đại diện một DN thực phẩm cho rằng: Điều bất bình đẳng ở chỗ các mặt hàng “chợ trời” thả nổi kiểm soát chất lượng, không tốn kinh phí đầu tư, đăng ký nhãn hiệu, bao bì luôn hút khách. Trong khi đó, các sản phẩm bày bán trong những cửa hàng tiện ích, điểm bán bình ổn vốn được trang hoàng bài bản, cung ứng hàng hóa đạt chuẩn lại chật vật tìm “đầu ra”. Cùng nhận định này, ông Trương Chí Thiện - GĐ Cty CP thực phẩm Vĩnh Thành Đạt nhấn mạnh: Khi DN đem hàng về vùng sâu, vùng xa vừa tốn kém chi phí vận chuyển nhưng lợi nhuận thấp vì sức mua ở những khu vực này kém. Nhưng DN không thể tăng giá sản phẩm bởi giữ giá đã khó bán. Đồng quan điểm, ông Hòa cho rằng: Để các cửa hàng có sức hút, bắt buộc phải cung ứng nhiều mặt hàng hơn. Thực tế, mỗi cửa hàng chỉ “lèo tèo” vài mặt hàng, không đáp ứng được nhu cầu của công nhân nên họ không mặn mà là tất yếu.
Việc mở rộng kênh phân phối hàng hóa bình ổn về vùng ven để công nhân, người dân nghèo có cơ hội tiếp cận với nguồn thực phẩm tốt, giá rẻ là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay chính là việc thuê giá đất quá cao. Để gỡ khó cho DN, Đại diện sở Tài chính TP khẳng định : “Sở đã kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ cơ chế giá thuê đất giống như mô hình Hợp tác xã cho các DN tham gia để chương trình bình ổn giá của TP ngày càng thiết thực”. TP HCM đang tiếp tục mở các điểm bán hàng bình ổn giá tại TPHCM có quy mô lớn tại các chợ, khu dân cư, bán đủ 8 mặt hàng bình ổn cho người dân tiện mua sắm. Khi các cửa hàng này hoạt động, bán hàng với giá rẻ hơn giá thị trường 10%, bảo đảm hàng hóa bình ổn dồi dào sẽ tạo lực hút kéo giá thị trường xuống.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com