Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao có những "nút thắt" làm kinh tế suy giảm?

Với một người dân "tầm tầm", chịu khó quan tâm đến văn hóa nghe, đọc hàng ngày thì đều nhận định, dù không nói ra nhưng cũng cảm nhận được kinh tế Việt Nam suy giảm và thấp thoáng thấy một vài nút thắt như thị trường tín dụng đóng băng, thị trường bất động sản lao dốc, tình hình làm ăn kém hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và nợ xấu tăng cao. Nhưng vì sao có hiện tượng này thì vẫn còn "mơ mơ thực thực" vì tất cả những nút thắt được đưa ra đều chưa có con số cụ thể và chính xác thực tế chỉ duy nhất có một nguyên nhân đó là nền kinh tế không được công khai minh bạch ở tất cả các khâu?

 

4 nút thắt làm nền kinh tế suy giảm

Nhìn vào thực tế bằng hai con mắt bình thường loại 8-9/10 đều thấy sức khỏe của tổng thể nền kinh tế đang suy giảm mạnh và mấu chốt chủ lực, động lực cho sự  phát triển  là các doanh nghiệp thì 100% các doanh nghiệp kiệt sức và cạn lực. 

Điều gì  khiến doanh nghiệp kiệt sức và cạn lực 

Các số liệu được công bố cho thấy mảng mầu xám đang lan tỏa khi có tới 4.105 DN giải thể, tăng tới 35,4%; số DN ngừng hoạt động là 22.219, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Lý giải cho hệ quả hàng loạt DN phá sản, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) vừa đưa ra cảnh báo và cho rằng có tới 4 nút thắt mới đang cản trở khiến nền kinh tế suy giảm, gồm: thị trường tín dụng đóng băng, thị trường bất động sản lao dốc, tình hình làm ăn kém hiệu quả của DN Nhà nước và nợ xấu tăng cao.

Đặc điểm đầu tiên của các DN về vốn, hầu hết DN Việt Nam đều có vốn chủ sở hữu rất thấp. Trong khi đó, khả năng vay vốn mới tại ngân hàng gần như bằng 0 do nợ quá hạn, nợ xấu tồn đọng quá cao. DN không vay được, hàng không bán được do sức mua kém dẫn đến ngừng sản xuất, phá sản là tất yếu.

Đặc điểm nút thắt thứ hai, với bất động sản, sau thời gian tăng trưởng nóng, thị trường chuyển sang đóng băng kéo dài khiến các tài sản cầm cố vay ngân hàng, tài sản của DN bị hạ thấp giá trị. Nhiều DN kiệt sức và cạn lực khi trước đó quá chú trọng vào tài sản này.

Đặc điểm thứ ba, với DN Nhà nước, dù gần như độc quyền trong việc sử dụng một số nguồn lực quốc gia nhưng các DN Nhà nước đầu tư  sinh lời thấp, thậm chí thua lỗ, gây hạn chế cạnh tranh và thu hút nguồn lực đầu tư xã hội hóa vào nhiều lĩnh vực, cần nhanh chóng tháo gỡ. 

Đặc điểm thứ tư, nút thắt cuối cùng khiến các DN khó thoát cảnh bi đát hiện nay là nợ xấu tăng cao, do thực lực của hệ thống ngân hàng chưa tốt và thực lực của các dn sản xuất không còn,chủ yếu gia công, ít mặt hàng có thế mạnh nên khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, các DN lập tức gặp khó khăn. Tại thị trường nội địa, nhiều sản phẩm nội không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, khi sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, DN  không còn cách trả nợ ngân hàng,mà lãi vay lại quá cao trong thời gian quá dài.

Để giải tỏa những mối thắt này trước hết cần phải tuân thủ nguyên lý của kinh tế  thị trường đó là phải có thị phần và thị trường tiêu thụ sản phẩm đều phải được tôn trọng duy trì và phát triển dù trong hoàn cảnh nào thì cũng phải nhắm cho được thị trường thường xuyên (nội địa), các phát triển các thị phần ở các thị trường khác cao cấp hơn. 

Lấy ý kiến từ các DN, Tổng cục Thống kê đánh giá có 6/11 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DN lớn nhất hiện nay là lãi suất vay vốn, lạm phát cao và biến động thất thường, khả năng tiếp cận vốn khó khăn, chi phí vận tải cao, điện cung cấp không ổn định, chính sách điều hành kinh tế không ổn định. Các DN mong được Nhà nước, các bộ, ngành tập trung hỗ trợ, cải thiện các yếu tố: ổn định và hỗ trợ lãi suất vay vốn, cải tiến và tạo điều kiện để tiếp cận vốn thuận lợi hơn, ổn định giá điện, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu...

Trong bối cảnh tăng trưởng GDP năm 2012 đang đứng trước khả năng không thể đạt chỉ tiêu đề ra và chỉ dừng ở mức cao nhất là 5,7%, nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất cần tập trung hơn để phát triển thị trường nội địa. Với hơn 86 triệu dân và một thị trường tiêu thụ rộng lớn - đây sẽ là cứu tinh cho các DN nếu xác định đúng thị trường trọng điểm. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích chi tiêu của người dân, ưu tiên dùng hàng trong nước, giải ngân nhanh nguồn vốn ngân sách... Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cho rằng trước mắt cần tập trung cải thiện “sức khỏe” DN, giải quyết nợ xấu, hạ lãi suất cho vay…; giảm thuế thu nhập DN xuống mức 20%, giảm thuế GTGT còn 7%, tạo điều kiện cho DN tư nhân tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn như ODA… đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư bình đẳng với DN Nhà nước.

Đặc biệt cần giải phóng ngay hàng tồn kho và  vấn đề lãi suất nợ cũ phải giảm tối đa vì các doanh nghiệp mở được nút thắt này sẽ nới lỏng dần các nút thắt tiếp theo. Hỵ vọng sau 15/7 này các doanh nghiệp nhẹ thở trở lại và tiến dần đến hồi phục sức khỏe để căng buồm ra khơi đón chờ cơn bão mới.Nhưng bài toán cởi các nút thắt nêu trên cần được giải đó là phải thực hiện công khai và minh bạch khi các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo kinh tế thị trường. 

                                                                                                                             Mai Anh TH // Tầm Nhìn

  • 2015: Tập đoàn nhà nước rút hết vốn đầu tư ngoài ngành
  • Xăng giảm để điện tăng?
  • Điều hành kinh tế: Cần tránh bẫy hai tăng một giảm
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tốc, tồn kho tăng 26%
  • Kinh tế Việt Nam “có thể đã qua giai đoạn tệ nhất”
  • Kinh tế vĩ mô: Từ 6 tháng nhìn đến cả năm
  • Nhận diện các thách thức cho nền kinh tế những tháng cuối năm
  • Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi