Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Việt Nam khó tăng trưởng tốt giữa một châu Á suy giảm”

“Việt Nam khó tăng trưởng tốt giữa một châu Á suy giảm”
Trong năm nay, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng nhẹ đạt mức 5,1% từ mức 5% trong năm 2012.

Báo cáo nghiên cứu mới được Ngân hàng HSBC công bố ngày hôm 11/7 về kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh tế châu Á quý 3/2013 đã lấy một cái tiêu đề khá sốc: “Liều thuốc đắng dành cho nền kinh tế châu Á”.

Theo báo cáo này, HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP cho khu vực châu Á, không tính Nhật Bản, từ mức 7,2% xuống còn 6,1% trong năm 2013 và từ mức 7,2% còn 6,5% cho năm 2014.

Tuy nhiên, các tác giả của báo cáo cũng nhận định rằng sự ổn định các điều kiện tài chính, nới lỏng chính sách ở Nhật Bản và xuất khẩu tốt hơn đến Mỹ sẽ nâng tăng trưởng trong năm 2014.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi ở khắp nơi trong năm sau, ngoại trừ New Zealand, Nhật Bản và Philippines. Tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2014 sẽ diễn ra ở Ấn Độ, Malaysia, Singapore và Đài Loan”, báo cáo của HSBC viết.

Trong bối cảnh tình hình chung của châu Á không sáng sủa, HSBC cho rằng Việt Nam khó đạt tăng trưởng cao.

Các chỉ số tăng trưởng chính, bao gồm chỉ số PMI ngành sản xuất của ngân hàng HSBC, chỉ số giá tiêu dùng, những số liệu thương mại đều phản ảnh tình hình trong nước phát triển chậm chạp.

“Trong năm nay, chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng nhẹ đạt mức 5,1% từ mức 5% trong năm 2012. Do đó, nếu không có những cải cách cần thiết để giải quyết vướng mắc lớn trong nền kinh tế, bao gồm cả một hệ thống ngân hàng đang hoạt động thiếu hiệu quả và lĩnh vực thuộc chủ sở hữu Nhà nước, thì Việt Nam rất có thể sẽ phát triển không tốt trong thập kỷ tới”, báo cáo đưa ra nhận xét về Việt Nam.

HSBC cũng nhận định rằng, nửa cuối năm sẽ là thời gian có thể xác định xem liệu Việt Nam trong thập niên tới sẽ vẫn còn nằm trong vòng lẩn quẩn hay sẽ lấy lại đà tăng trưởng nhanh trước đây. Mặc dù đã có một số dấu hiệu tăng trưởng bao gồm việc phê chuẩn thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) - thể hiện những thay đổi sâu rộng của Chính phủ  nhằm cải thiện chính sách quản lý vốn chưa từng thấy trước đây. Tuy nhiên, theo sát chặt chẽ tiến độ thực hiện là rất cần thiết.

Về lạm phát, dự kiến sẽ vẫn trong tầm kiểm soát do nhu cầu nội địa yếu và giá cả hàng hóa toàn cầu thấp. Nhưng nếu việc thu ngân sách chậm chạp là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế đang ngày càng chậm hơn thì Chính phủ có thể sẽ tăng chi phí dịch vụ công cộng, do đó cơ hội để cắt giảm thêm lãi suất bị thu hẹp.

(Theo Vneconomy)

  • Tội phạm ngân hàng gây thiệt hại bao nhiêu?
  • “Điều hành cần ưu tiên hơn nữa cho tăng trưởng”
  • Kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến thu chi ngân sách
  • CPI tháng 6 tăng thấp nói lên điều gì?
  • Vũng Áng và hiệu ứng “tỷ đô” của Formosa
  • Coi chừng “phong trào” lọc dầu
  • Lối thoát nào cho nền kinh tế?
  • Ai phải trả giá cho tái cơ cấu ngân hàng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi