Quy luật phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… đều có tính chu kỳ(Hình thành phát triển và suy tàn hay phát triển cực đại sang một hình thức mới).Nếu thông qua "những cuộc cách mạng“ thì sẽ hình thành một chù kỳ mới. Đó cũng đúng theo chủ nghĩa duy vật rất biện chứng và cũng hết sức tự nhiên. Nền “kinh tế thị trường” cũng vậy nó không nằm ngoài quy luật ấy nhưng điều tác giả cần bàn tới ở đây là những chu kỳ hệ lụy khó lường của một nền kinh tế thị trường thiếu minh bạch và thiếu chuyên nghiệp.
Tính chất thị trường còn yếu và thiếu
Nét đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường là các thành phần kinh tế khi được công nhận đều có quyền tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh (quyền bình đẳng theo pháp luật).
Nhưng nền kinh tế thị trường của ta còn yếu và thiếu ngay từ khi các thành phần kinh tế được sinh ra hoặc thừa nhận từ (Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hình thức công ty …và các hình thức chủ thể khác từ tập đoàn kinh tế đến cá thể ...). Nếu kiểm tra thẩm định lại theo tiêu chuẩn tự nhiên và theo quy định của pháp luật (công pháp) thì có thể khẳng định là các chủ thể tham gia vào nền kinh tế thị trường hiện nay tới 99% là yếu hoặc thiếu một hoặc vài tiêu chuẩn đó là (về vốn, tài sản, nhân lực, phương án kinh doanh, thậm chí thiếu đến ba trong bốn tiêu chí của một thể nhân kinh doanh đó là (trụ sở –vốn - tài sản - nhân lực chỉ có duy nhất một tiêu chí là có giấy phép thành lập hợp pháp ).
Tính chất thị trường thiếu minh bạch
Xuất phát điểm từ tính chất yếu và thiếu trên do vậy các thành phần tham gia kinh doanh tạo nên một nền kinh tế thị trường thiếu minh bạch! Hay nói đúng hơn là khôngđúng tính chất của nền kinh tế thị trường. Vì bản thân nền kinh tế ấy nó chứa đựng các thành phần kinh tế từ khi phôi thai đã không đúng bản chất thực rồi. (kinh doanh là từ đầu tư…sản xuất, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm và kiếm lời) – lãi lỗ là ở khâu báo cáo tài chính công khai. Nhưng thực tế thì phần lớn các báo cáo tài chính là sai hoặc báo cáo không chính xác về tài chính doanh nghiệp. Do vậy hệ lụy sau đó là từ tính không chính xác và thiếu minh bạch dẫn đến “ma trận cạnh tranh bất bình thường” và làn sóng thị trường tài chính thiếu minh bạch dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực triền miên hoặc thịnh suy theo chu kỳ: Như (Thị trường chứng khoán, như thị trường bất động sản và gần như tất cả các mặt trận các ngành nghề kinh doanh khác đều thiếu an toàn vì thiếu minh bạch trong kinh doanh).
Đơn cử, với thị trường bất động sản Việt Nam 20 năm qua, chúng ta từng chứng kiến 3 cơn sốt đất đi kèm đó là thời kỳ đóng băng. Cơn sốt đất lần thứ nhất 1993 - 1994, đóng băng 1995 - 1999, cơn sốt lần thứ 2: 2001 -2002, đóng băng 2002 - 2006, cơn sốt lần thứ ba: 2007 - 2008 và bây giờ bước vào giai đoạn đóng băng tiếp theo.
“Với những biểu hiện cơ bản của thị trường bất động sản hiện nay là không có giao dịch, giao dịch ít hoặc tỷ lệ thành công thấp, rõ ràng chúng ta phải thừa nhận một thực tế là thị trường này đang bị đóng băng. Thêm một điều nữa là giá nhà đất đang bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực của nó.
Thị trường BĐS chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó các khoản tiền “lobby dự án”, thủ tục pháp lý… được coi là “chi phí vô hình” khiến các chủ đầu tư buộc phải đẩy giá lên cao. Khi giá ảo được đẩy lên quá cao thì chuyện vỡ bong bóng bất động sản xảy ra là tất yếu”
Với thị trường chứng khoán thì lại thảm hại hơn: Vì bất động sản dù gì thì vẫn còn là tài sản còn ít nhiều có chút giá trị thấp, cao nhưng cổ phần hay cổ phiếu nhiều khi thiếu minh bạch thì nhà đầu tư đem tiền bỏ vào đây như mua về “mớ giấy lộn”. Có thể nói xuất phát điểm đã không an toàn và thiếu sự chính xác về báo cáo tài chính của các công ty lên sàn rồi. Thực sự có thể nói chúng ta chưa có thị trường chứng khoán với nghĩa thực của nóvì đã có “cổ” đâu mà có “cánh”.
Theo luật doanh nghiệp thì loại hình công ty duy nhất để có thể lên “sàn” là công ty cổ phần thế là hàng loạt các công ty cổ phần được ra đời bằng nhiều hình thức “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hợp nhất, thành lập các công ty, tập đoàn mới mà tới cả 100% không có giá trị thực “vốn thưc, tài sản thực mà có thể là khống, gian lận, hoặc thiếu hụt rất nhiều). Thế rồi vẫn làm thủ tục lên sàn hợp thức hóa ngầm tài sản nhà nước....
Chúng ta đã từng chứng kiến trong thời gian qua phong trào kinh doanh cổ phiếu tự phát tới mức nhà nhà mua cổ phiếu người người mua cổ phiếu (Thời gian từ 2004 đến 2007). Sau đó hệ lụy là những kẻ đầu cơ tham dự cuộc chơi, nhiều kẻ giàu lên thành triệu phú, tỷ phú và cũng không thiếu người mất hết tài sản. Rất nhiều người bán nhà cửa đất đai, chi hết khoản tiền tiết kiệm được từ mấy chục năm lao động, thậm chí thế chấp ngân hàng để chơi cổ phiếu. Mọi người nhảy vào cuộc chơi đầy mạo hiểm và rất “tù mù” không cần nghiên cứu, không cần hiểu biết về nó mặc dù đó là một thị trường "ảo" hết thịnh đến suy và giờ đây đang lâm vào tình trạng bám đáy cũng kiểu “đóng băng”.
Thậm chí không có gì để mà đóng băng nữa. Kết quả những hệ lụy của thị trường kinh tế thiếu minh bạch sẽ còn ảnh hưởng rất nhiều và lâu dài đến sự phát triển kinh tế hay làm bất ổn cho kinh tế vĩ mô.
Tính chất thị trường thiếu chuyên nghiệp
Một nền kinh tế thị trường phát triển phải chứa đựng và tiến đến bao trùm sự chuyên nghiệp và tự chủ của từng thành phần kinh tế. Tổng quan của nền kinh tế nhất là nền kinh tế thị trường yếu tố cạnh tranh khốc liệt nhất và cũng thành công nhất là sự “chuyên nghiệp” của thể nhân tham gia thị trường.
Nhưng nền kinh tế thị trường của ta thì không như vậy xuất phát điểm là kinh tế tự phát, nhỏ vụn vặt và đặc biệt là hệ tư tưởng của nguồn nhân lực tham gia vào thị trường không chuyên nghiệp.
Bằng mắt thường thôi ta cũng nhìn thấy rất rõ yếu điểm này và sự không chuyên nghiệp đó được trưng diện phô ra ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực và ở mọi khâu công đoạn, vấn đề này tác giả xin được phân tích sâu hơn với các bài viết cụ thể tiếp theo.
Nhưng cũng hy vọng rằng với sự cải cách nào đó, hoặc biện pháp quản lý đơn giản,minh bạch,đúng quy luật phát triển thôi nhưng có hiệu quả . Để nền kinh tế thị trường có định hướng phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn. Chứ không thì rất khó đi tới thành công, ví như người dân vẫn nói đến “bóng đá” môn thể thao cần và dễ chuyên nghiệp nhất vậy mà “Bóng đá” của ta vần chưa chuyên nghiệp được?
Kỳ sau: Những vấn đề cần làm rõ và hệ lụy
(Tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com