Hiện trường vụ cháy xưởng may tại Nga khiến 4 người Việt Nam thiệt mạng - Ảnh: TTXVN.
Người lao động sẽ rất dễ bị lừa và không thể kiếm được chỗ làm hợp pháp tại thị trường Nga, nếu không qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép.
Đây là lưu ý của ông Lê Minh Dần, Bí thư thứ nhất, Thường trực Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, sau khi VnEconomy phản ánh thực trạng hàng nghìn người Việt Nam đã và đang rơi vào cảnh “nô lệ lao động” tại thị trường này.
Như VnEconomy đã thông tin, theo ghi nhận từ đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào giữa tháng Tư năm nay thì hiện đang có hàng nghìn lao động Việt Nam đang phải chịu cảnh “khổ sai” trong xí nghiệp may “đen” tại Nga.
Một tài liệu được Đại sứ quán cung cấp cho Ủy ban Kinh tế cho biết: “người lao động đã bị bóc lột một cách thậm tệ, bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân, và cũng không có khả năng tài chính để mua vé trở về Việt Nam”.
Tuy nhiên, các chuyến bay Hà Nội - Moscow vẫn chật cứng các chàng trai, cô gái tuổi mười chín, đôi mươi bay sang Nga làm việc, ông Dần cho biết.
Có nhiều lý do dẫn đến “nghịch cảnh” này.
Theo ông Dần thì hiện nay các chủ xưởng may vẫn thông qua những người quen biết về Việt Nam tuyển công nhân sang Nga làm thợ may mà không cần qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hoặc thẩm định của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga.
Và những người được các chủ xưởng may thuê về Việt Nam tuyển người thường vẽ ra viễn cảnh để lừa người lao động, nhưng khi sang Nga thì thực tế hoàn toàn ngược lại.
Vì nếu đi theo hình thức du lịch, xong ở lại thì đương nhiên người lao động không thể kiếm được chỗ làm việc hợp pháp vì mục đích chuyến đi là du lịch chứ không phải đi lao động. Luật pháp Nga quy định: khi thay đổi mục đích chuyến đi là phạm pháp. Người nào nhận những người này vào lao động sẽ bị phạt tương đương với 30.000 USD/người.
Trong khi đó, các xí nghiệp may “đen” vẫn ngày càng phát triển.
Lý giải của ông Dần là việc các xí nghiệp này tồn tại và phát triển gần như phụ thuộc vào phía Nga vì tất cả các xí nghiệp đó (kể cả các công ty của người Việt) đều là tư cách pháp nhân Nga.
Việc thắt chặt hàng rào thuế quan đối với hàng công nghiệp nhẹ đã làm cho các xí nghiệp may có cơ hội phát triển. Tuy nhiên nếu làm được một xí nghiệp may hợp pháp cũng không dễ dàng chút nào vì những quy định khắt khe về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, đăng ký mẫu mã, các loại thuế rất cao.... Tất cả những yếu tố đó làm cho lợi nhuận còn lại không đáng là bao. Vì vậy làm xí nghiệp may “đen”, lợi nhuận rất cao.
Phát triển nhanh, song các xí nghiệp may “đen” lại không dễ bị các cơ quan chức năng của Nga “dẹp” vì các chủ xưởng thường hay cấu kết với các phần tử xấu ở địa bàn để bưng bít thông tin.
Thường thuê những nơi hẻo lánh, cách biệt với xung quanh, không cho người lao động tiếp xúc với bên ngoài... gần như 100% các xí nghiệp may “đen” chỉ thuê người quản lý làm việc trực tiếp, còn chủ các xí nghiệp không bao giờ lộ diện. Và khi có vấn đề gì liên quan đến chính quyền thì họ bỏ trốn.
Sự việc gần đây được ông Dần dẫn chứng là vụ cháy xí nghiệp may “đen” tại Moskva của chủ người Nga gốc Daghextan làm 5 người chết, trong đó có 4 người Việt Nam. Sau khi hỏa hoạn ông chủ xí nghiệp đã bỏ trốn, đến ngày 25/5/2011 cơ quan công an Nga vẫn chưa tìm ra tung tích.
Cũng chính vì không tìm ra ông chủ nên dù đã rất nhiều lần các cơ quan chức năng của Nga đến xí nghiệp may “đen” bắt hàng trăm người Việt Nam song cũng không thể thu xếp ổn thỏa những công việc tiếp theo. Như lo ăn, ở, sinh hoạt và mua vé máy bay cho lao động về nước.
Lý do là tất cả các xí nghiệp may “đen” đều thu toàn bộ giấy tờ tùy thân vì sợ công nhân bỏ trốn. Nếu có giấy tờ thì cũng không hợp lệ; không đúng mục đích, không có đăng ký tạm trú...
“Có những lần phía Nga đã báo cho Đại sứ quán Việt Nam đến cùng giải quyết tại chỗ song cũng vì những khó khăn trên mà cuối cùng cũng đành bó tay. Những người công nhân đó lại được thả ra và những ông chủ lại đón và lập xưởng may ở chỗ khác”, ông Dần cho biết.
Bởi vậy, lời khuyên được ông Dần đưa ra là người lao động không nên đi sang Nga theo những người được chủ các xí nghiệp “đen” thuê về tuyển dụng. Mà nên tìm đến những công ty đã được cơ quan quản lý của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề xuất khẩu lao động.
Đi lao động bằng con đường này, nếu sang Nga có vấn đề gì tranh chấp về lao động thì có nơi để giải quyết những vướng mắc phát sinh. Hơn nữa, những công ty này khi thực hiện hợp đồng với các đối tác Nga thì đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga thẩm định nên người lao động sẽ không bị lừa.
Thực tế, trong thời gian qua đã có 1 số công ty đưa số lượng lớn công nhân Việt Nam có tay nghề về cơ khí, giày, và kể cả có nghề may...sang Nga làm việc cho các đối tác Nga như công ty Simco Sông Đà, Sovilaco, công ty dịch vụ Dầu Khí Vũng Tàu, Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không. Cho đến nay những công nhân này vẫn làm việc và có thu nhập ổn định, các đối tác Nga rất hài lòng và thường xuyên yêu cầu tuyển thêm công nhân.
Ông Dần cũng cho biết, theo số liệu từ các cơ quan chức năng của Nga, hiện nay trên lãnh thổ Liên bang Nga có khoảng gần 10 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu đến từ các nước thuộc Liên Xô cũ), trong số đó 2/3 là không hợp pháp.
Như vậy có nghĩa là nước Nga đang cần lao động vì những việc nặng nhọc như vệ sinh môi trường, độc hại như khai thác mỏ...người Nga không muốn làm.
“Điều này cho chúng ta biết là vẫn có thể đưa lao động Việt Nam sang Nga theo con đường chính thống, thậm chí đưa sang được nhiều lao động có thu nhập ổn định chứ không phải đi tự phát sang làm ở các xí nghiệp may đen, giao phó cho số phận như hiện nay”, ông Dần nhìn nh ận.
Dù thừa nhận thực tế là không phải tất cả các xưởng may "đen" đều có tình trạng “nô lệ lao động” như đã nói ở trên, song quan điểm của ông Dần là “việc tồn tại của các xí nghiệp may "đen" là không thể chấp nhận vì cứ mỗi khi các cơ quan chức năng của Nga đi kiểm tra bắt bớ thì chịu hậu quả là người lao động”.
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này phải ở tầm của hai nhà nước vì từng bộ, từng ngành không thể làm được. Nếu không có sự phối hợp của hai Nhà nước thì không thể cải thiện được tình hình, ông Dần nói.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng tại Vinashin, ngoài trách nhiệm của các cá nhân nguyên là lãnh đạo tập đoàn như ông Phạm Thanh Bình, ông Trần Quang Vũ và các cán bộ liên quan, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định: Còn có trách nhiệm của ba bộ là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
Kinh tế Việt Nam ẩn chứa những đặc điểm riêng biệt mà cần phải thấu hiểu những đặc thù này mới có thể đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra dự báo về tình hình tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2011, với tốc độ tăng GDP của quý 2/2011 phục hồi nhẹ so với quý 1 trước đó.
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuất hiện khái niệm “bẫy thu nhập thấp” (đúng ra là “bẫy thu nhập trung bình”, xuất phát từ cụm từ “middle income trap”).
Tại hội thảo Quốc gia với chủ đề “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức mới đây, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã khẳng định miền Trung là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế chiến lược quan trọng.
Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, sau thảm họa động đất, sóng thần, Nhật Bản đánh giá cao tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam vì tinh thần làm việc và những hành động chia sẻ mất mát với người dân Nhật. Nước này sẽ tăng cường tiếp nhận TNS Việt Nam trong thời gian tới.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.