Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

HSBC: Việt Nam nên thận trọng với lạm phát

HSBC: Việt Nam nên thận trọng với lạm phát
 Việt Nam sẽ phải thận trọng nếu muốn duy trì tốc độ lạm phát ở mức một con số - Ảnh minh họa.

Một báo cáo vừa công bố của ngân hàng HSBC cho rằng, kinh tế Việt Nam bước vào năm 2013 với một nền móng khá vững, nhưng vẫn cần tới sự thận trọng, nhất là trong vấn đề lạm phát.

Theo các chuyên gia của HSBC, thế giới dường như đang lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng của năm nay, thể hiện qua việc giá dầu thô Brent tại thị trường London đã tăng 5,2% từ đầu năm. Sự lạc quan này là có cơ sở, vì những số liệu mới nhất của kinh tế Trung Quốc đều cho thấy sự khởi sắc mạnh; kinh tế Nhật Bản hứa hẹn tăng tốc trong 6 tháng cuối năm; trong khi ở Mỹ, hoạt động tiêu dùng đang mạnh lên.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Nhiều thống kê kinh tế của Việt Nam trong tháng 1 tiếp tục cho thấy những chuyển biến tích cực. Một chỉ số phụ nằm trong chỉ số nhà quản lý sức mua (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC thực hiện cho thấy sản lượng của khu vực sản xuất đã tăng tháng thứ ba liên tiếp. Cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thặng dư thương mại tháng 1 đạt hơn 200 triệu USD. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng tốc mạnh.

Tuy nhiên, theo HSBC, những số liệu tích cực này nên được nhìn nhận với sự thận trọng. Tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn còn chưa vững và có thể sẽ là một chặng đường gập ghềnh. Chỉ số PMI tổng thể cho thấy, sau khi tăng trong tháng 11, hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam chỉ nhích nhẹ trong tháng 12, rồi tăng không đáng kể trong tháng 1.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tháng 1 rất ấn tượng xét tới nhu cầu yếu kém của khu vực Eurozone, nhưng con số này đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố mùa vụ. Tết Nguyên đán của Việt Nam diễn ra vào tháng 1 năm ngoái và tháng 2 năm nay. Như vậy, rất có khả năng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu sẽ yếu trong tháng 2.

HSBC nhận định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nói nhiều tới việc hạ lãi suất, nhưng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ tới tăng trưởng tín dụng. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất OMO 700 điểm cơ bản, nhưng việc lạ lãi suất này hầu như không tác động gì tới tăng trưởng tín dụng do lượng thanh khoản trong hệ thống tài chính đã dồi dào thể hiện qua mức lãi suất qua đêm ở mức thấp. Tính chung cả năm, tổng lượng vốn tín dụng chỉ tăng 8,9%, từ mức tăng 14,4% trong năm 2011.

“Khối nợ xấu lơ lửng trong hệ thống tài chính sẽ tiếp tục cản trở nhu cầu tín dụng. Vì vậy, chúng tôi càng trở nên lo ngại về các động thái của Chính phủ bơm vốn tín dụng vào các lĩnh vực đang ốm yếu mà không thực hiện những cải cách cụ thể để tăng cường minh bạch cho ngành tài chính và các doanh nghiệp quốc doanh. Những động thái như vậy sẽ làm gia tăng rủi ro hệ thống mà không giải quyết được những thách thức căn bản trong nền kinh tế”, báo cáo viết.

Về lạm phát của Việt Nam, HSBC đánh giá rằng, lạm phát cơ bản (lõi) còn ở mức cao là 12,6% trong tháng 1, so với mức 12,2% vào tháng 12 năm ngoái. Theo báo cáo, việc lạm phát cơ bản cao hơn, đi cùng với giá dầu tăng, đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tăng mạnh nếu lạm phát giá lương thực cao hơn.

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang trong tiến trình hồi phục, giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu có thể tăng. Như vậy, Việt Nam sẽ phải thận trọng nếu muốn duy trì tốc độ lạm phát ở mức một con số.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định rằng, nhu cầu trong nước dù phục hồi chậm vẫn ở mức yếu sẽ giúp giảm bớt những áp lực giá cả đến từ bên ngoài. Vậy liệu những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng gần đây để hỗ trợ nhu cầu trong nước có khiến lạm phát cao hơn?

HSBC cho rằng, điều đó phụ thuộc vào công cụ mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng. Nếu Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất OMO - một động thái mà HSBC cho là sẽ không được thực hiện vì lạm phát cơ bản vẫn còn cao – thì tác động đối với tăng trưởng tín dụng sẽ là không đáng kể vì mức tăng trưởng tín dụng thấp hiện nay không phải là do thiếu thanh khoản mà là do thiếu nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế.

HSBC khuyến nghị rằng, để giải quyết vấn đề nhu cầu yếu của thị trường nội địa, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm làm sạch khối nợ xấu trong hệ thống, đồng thời tăng hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh bằng những biện pháp giàu tính thuyết phục.

“Nếu Chính phủ mất kiên nhẫn và thực hiện các biện pháp hỗ trợ các lĩnh vực ốm yếu như bất động sản, vốn có liên hệ với vấn đề nợ xấu hiện nay, nhu cầu sẽ được kích thích tăng mạnh. Tuy nhiên, cách làm này sẽ không giải quyết được những thác thức căn bản của nền kinh tế vốn bị kìm hãm bởi sự phân bổ sai nguồn lực dẫn tới sự suy giảm năng suất nói chung”, HSBC nhận định. 

Theo báo cáo, đến nay, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng để đưa nền kinh tế đi theo đúng hướng, bao gồm ưu tiên ổn định vĩ mô hơn tốc độ tăng trưởng cao, một lựa chọn khó khăn nhất nhưng Việt Nam phải thực hiện là tăng mức năng suất nói chung của nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam càng sớm đưa ra được những cải cách cụ thể để tăng hiệu quả của đầu tư công và cải thiện môi trường kinh doanh bao nhiêu, thì Việt Nam sẽ càng sớm nhận ra được tiềm năng của mình bấy nhiêu. Trong tương lai không xa, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ giảm dần, và Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, nhất là từ các nước trong khối ASEAN.

Bởi vậy, HSBC cho biết là họ đang chờ đợi Chính phủ Việt Nam đưa ra những cải cách cần thiết. Trong đó, lạm phát sẽ được coi là một thước đo về năng lực điều hành và cam kết của Chính phủ.

(Theo vneconomy)

  • Lo lạm phát hay lo giảm phát?
  • Nhận diện CPI 2013
  • Tuổi lên 5 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
  • Nói và làm: Giải cứu DN, chờ đến bao giờ?
  • “Sự năng động của người đứng đầu rất quan trọng”
  • Năm 2013, khó tránh khỏi giá điện tăng
  • 2013: Khô hạn, lo Miền Nam hụt điện
  • Dân Việt chi tiêu thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi