Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhận diện CPI 2013

 Tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 1, tháng 2 có trọng số rất lớn đối với cả năm. Do vậy, việc phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 và dự báo tháng 2 cũng như cả năm là rất cần thiết.

CPI tháng 1/2013 đột ngột tăng cao 

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm nay tăng 1,25%, cao thứ tư so với CPI cùng kỳ kể từ năm 2004 đến nay, cao hơn CPI của tháng 1/2012 (1%). Mặc dù mức tăng này chưa đáng lo ngại, song không thể chủ quan, lơ là với lạm phát trong thời gian tới. 

Cần nhớ rằng, mục tiêu đề ra là CPI năm nay thấp hơn năm trước (6 - 6,5% so với 6,81%). Trong khi năm trước, CPI từ tháng 3 đến tháng 7 và tháng 11, tháng 12 ở mức rất thấp. Việc tăng thấp như thế của năm trước sẽ gây áp lực cho việc kiềm chế lạm phát trong năm nay, bởi số gốc so sánh thấp, thì tốc độ tăng sẽ dễ cao. 

Trong 13 nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, có 3 nhóm giá tăng cao hơn tốc độ tăng chung; có 9 nhóm có giá tăng thấp hơn tốc độ tăng chung; có 1 nhóm giá giảm. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, do một số địa phương năm nay mới thực hiện tăng giá. Thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi tiêu dùng của dân cư, nên dù số nhóm giá tăng cao ít hơn số nhóm giá tăng thấp hơn, nhưng CPI tháng 1 vẫn tăng cao. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng cao thứ ba, chủ yếu do việc mua sắm chuẩn bị cho Tết thường cao, cộng với thời tiết miền Bắc lạnh đột ngột, nên hàng mùa đông tăng giá và tiêu thụ mạnh. 

Dự báo CPI tháng 2 và cả năm 

Số liệu thống kê trong nhiều năm qua cho thấy, CPI tháng 2 thường cao hơn CPI tháng 1. Tính bình quân từ năm 2004 đến năm 2011, hệ số giữa CPI tháng 2 so với tháng 1 là 1,77 lần. 

Không chỉ theo thông lệ các năm trước, hiện còn có một số yếu tố khác tác động đẩy CPI tăng lên tháng 2. 

Về tài khoá, tiền tệ - yếu tố trực tiếp tác động đến CPI - đã được nới lỏng từ giữa năm 2012 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ thị trường, nay có thể lại được nới lỏng tiếp với liều lượng cao hơn để giải quyết nợ xấu, tồn kho, bất động sản, để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, thực hiện 3 đột phá chiến lược… Về tài khoá, các khoản thu được cắt, giảm, hoãn sẽ được tiếp tục thực hiện, trong khi phát sinh một số khoản mới, nên bội chi ngân sách/GDP theo kế hoạch 2013 vẫn ở mức cao như năm trước (4,8%). 

Về tiền tệ - tín dụng, năm 2012 có tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khá cao (ở mức 2 chữ số), tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2012 vẫn ở mức ngang bằng với GDP theo giá thực tế, trong khi mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12% - vừa cao hơn năm trước, vừa cao hơn gấp đôi tốc độ tăng GDP. Điều này trực tiếp tác động đến lạm phát. 

Điều đáng chú ý là, CPI năm 2012 tăng thấp, một phần do giá xuất khẩu giảm (giảm 0,54%), giá nhập khẩu giảm (giảm 0,33%), tỷ giá VND/USD giảm (0,96%). Điều này khác hẳn với mấy năm trước đó, nên tình trạng “nhập khẩu lạm phát” và “khuếch đại lạm phát” ở trong nước không xuất hiện. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố trên rất có thể tăng lên trong năm nay. 

Theo nhóm hàng, giá thực phẩm sẽ không tăng thấp (0,95%) như năm 2012, mà sẽ tăng cao. Điều này được nhận diện trên 2 yếu tố. Thứ nhất, giá thực phẩm lặp đi lặp lại gần như theo chu kỳ là có 1 năm tăng thấp, thì sau đó là 2 năm tăng cao (nếu theo quy luật, năm nay là năm tăng cao). Thứ hai, quan hệ cung - cầu thực phẩm năm nay bị mất cân đối, do chăn nuôi giảm sút.

Từ các yếu tố trên, có thể dự báo, giá thực phẩm dịp Tết và cả năm sẽ tăng đáng kể, kéo theo CPI tháng 2 và cả năm 2013 tăng theo. Do vậy, cần chủ động có biện pháp kiềm chế lạm phát theo mục tiêu, trong đó có việc điều hoà cung - cầu, đảm bảo nguồn hàng để bình ổn giá, thận trọng trong việc điều hành tỷ giá, thận trọng trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường.

(Theo Báo Đầu tư)

  • Tuổi lên 5 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
  • Nói và làm: Giải cứu DN, chờ đến bao giờ?
  • “Sự năng động của người đứng đầu rất quan trọng”
  • Năm 2013, khó tránh khỏi giá điện tăng
  • 2013: Khô hạn, lo Miền Nam hụt điện
  • Dân Việt chi tiêu thế nào?
  • Việt Nam trước cơ hội từ dịch chuyển FDI
  • 2013 sẽ là “năm bận rộn” của đầu tư PPP?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi