Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Tại sao các công ty nước ngoài nản chí ở Trung Quốc?

Các công ty nước ngoài tại Trung Quốc đang thể hiện sự thất vọng ngày càng tăng về một thị trường Trung Quốc.

Thị trường này ngày càng bị quy định chặt chẽ, với một mê cung đầy quan liêu được thiết kế một cách có chủ ý nhằm làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các công ty nước ngoài trước các đối thủ cạnh tranh là các công ty Trung Quốc.

Tuần trước, Phòng Thương mại của Liên minh châu Âu tại Trung Quốc đã lên tiếng bằng cách xuất bản một nghiên cứu với độ dài bất thường - 650 trang, trong đó chỉ ra hàng trăm khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc của các công ty nước ngoài trong nhiều ngành khác nhau.

Trung Quốc đang tự làm hại chính mình

Ông Jacques de Boisséson, Giám đốc Phòng Thương mại, cho biết, bằng cách tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các công ty nước ngoài với công ty trong nước, Trung Quốc đang tự làm hại chính mình.

Ông khẳng định: "Tỷ lệ đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc chỉ chiếm 3% tổng đầu tư nước ngoài của châu Âu. Giá trị đầu tư của châu Âu tại Trung Quốc thấp một cách không đáng có".

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế, nhưng sự tăng trưởng trong đầu tư này vẫn không nhanh như nhiều người mong đợi.

Giá trị xuất khẩu của châu Âu vào Trung Quốc chỉ chiếm 78,4 tỷ EUR vào năm 2008, tăng 9% so với năm 2007. Nhưng, theo Phòng thương mại châu Âu - nơi đại diện cho 1.400 doanh nghiệp, quan hệ thương mại của châu Âu với một nước nhỏ như Thụy Sĩ đã có giá trị gấp 3 lần so với Trung Quốc.

Mặc dù đã 30 năm trôi qua kể từ khi Bắc Kinh mở cửa cho đầu tư nước ngoài, theo báo cáo trên "Trung Quốc vẫn tiếp tục quy định ngặt nghèo và thiếu cởi mở đối với sự cạnh tranh đến từ các nền kinh tế lớn".

Cho dù các nhà đầu tư quốc tế đã lên tiếng kêu ca về những ràng buộc đầy tính quan liêu mà họ phải đối mặt trong nhiều thập niên qua khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, nhưng thậm chí, nỗi lo lắng của họ vẫn đang tiếp tục tăng lên trong những năm gần đây bởi một loạt những thay đổi trong điều hành vĩ mô theo hướng hạn chế người nước ngoài.

Ông De Boisséson cho biết, chính điều này đã khiến các công ty châu Âu trở nên thận trọng khi cam kết gia tăng lượng vốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Ông cho biết: "Chúng tôi đã nói với chính phủ Trung Quốc rằng các công ty của chúng tôi sẵn sàng đầu tư, nhưng họ cần phải được bảo đảm rằng họ sẽ được đối xử một cách công bằng. Hiện nay, họ đang lo ngại về điều ngược lại trong thực tế".

Những lo ngại của các công ty châu Âu không phải là không có căn cứ.

Vào đầu năm 2009, một loạt các đề xuất về chính sách, được biết đến như "Cung cấp chứng chỉ cho các Sáng kiến bản địa" (Indigenous Innovation Accreditation), đã tạo ra sự lo lắng cho các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, khi những dự thảo ban đầu đã đề xuất sự hạn chế đối với các sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài thông qua một hệ thống cấp phép phức tạp nhằm bắt buộc các công ty nước ngoài phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của mình tại Trung Quốc trước khi đăng ký tại bất kỳ đâu trên thế giới.

Trong một báo cáo vào tháng 6 vừa qua, Phòng Thương mại Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington đã khẳng định rằng những chính sách này "được nhiều công ty quốc tế về công nghệ cao cho rằng đây là một kế hoạch tinh vi nhằm đánh cắp công nghệ ở quy mô mà thế giới chưa từng chứng kiến".

Mặc dù các dự thảo tiếp theo của văn bản luật này đang được thiết kế theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn, nhưng các các nhà đầu tư nước ngoài vẫn than phiền rằng họ đang bị loại ra khỏi nhiều lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lợi cao.

Hoa Kỳ và các phần lớn các thị trường phương Tây khác đã đăng ký với WTO về các Thỏa ước liên quan đến mua sắm của chính phủ (GPA) nhằm hạn chế tình trạng các công ty nước ngoài bị loại ra khỏi quá trình mua sắm đó. Tuy vậy, hiện giờ Trung Quốc vẫn chưa ký kết các thỏa ước GPA này.

Năm ngoái, Phòng Thương mại châu Âu cho biết quá trình gọi thầu của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng gió đã được thiết kế một cách có chủ ý nhằm loại bỏ sự tham gia của các công ty nước ngoài, bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật để chỉ có các công ty của Trung Quốc mới có thể đáp ứng được.

Tổ chức này cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ một công ty nước ngoài nào ký được hợp đồng trong 25 hợp đồng có giá trị cao này, với ngân sách thực hiện được trích ra từ gói kích thích kinh tế trị giá 584 tỷ USD của chính phủ Trung Quốc.

Dường như không có dấu hiệu nào cho thấy sự cải thiện của tình hình trong tương lai. Vào tháng 7 vừa qua, các nhà lãnh đạo của hai công ty lớn nhất châu Âu đã trực tiếp than phiền với Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng các công ty nước ngoài tại Trung Quốc đang bị đối xử một cách bất công.

Jürgen Hambrecht, Giám đốc điều hành của BASF (công ty hóa học lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đức) đã nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng công ty của ông đang bị ép buộc, thông qua các quy định mà công ty phải chấp thuận để tiến hành kinh doanh, rằng phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc để có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Ông khẳng định: "Chúng tôi cho rằng điều này không thể hiện tinh thần hợp tác". Trong cùng cuộc gặp đó, ông Peter Loescher, Giám đốc điều hành của Siemens, đã than phiền về những lợi thế mang tính phi cạnh tranh mà chính phủ Trung Quốc đã ưu ái cho các công ty trong nước để thắng thầu trong các hợp đồng cung cấp cho chính phủ.

Cũng trong thời điểm đó, ông Jeffrey Immelt, Giám đốc điều hành của General Motor cho biết những thông tin về môi trường kinh doanh ngày một xấu đi của Trung Quốc đang được biết đến ngày một nhiều hơn. Tờ Financial Times dẫn lời phát biểu của ông tại Rome với các giám đốc điều hành hàng đầu Italy: "Tôi thật sự lo lắng về Trung Quốc... Tôi không chắc rằng Trung Quốc thực sự muốn bất kỳ ai trong chúng ta chiến thắng hoặc thành công".

Phản ứng trước những lời than phiền

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan ngại đối với các hiện tượng trên. Ông Christian Murck khẳng định: "Đối với khu vực công nghệ cao, ngành công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như các ngành phụ thuộc chặt chẽ vào quyền sở hữu trí tuệ, môi trường hoạt động trong tương lai [tại thị trường Trung Quốc] là thật sự đáng lo ngại, bởi những thay đổi trong chính sách quản lý ngành và sự thu hẹp khả năng tiếp cận thị trường.

Các công ty khẳng định rằng Trung Quốc vẫn là ưu tiên lớn nhất của họ cho các khoản đầu tư trong tương lai, nhưng tất nhiên là các khoản đầu tư trong tương lai sẽ phụ thuộc vào mức độ và quy mô tham gia vào thị trường của các công ty nước ngoài này".

Những lời than phiền ngày một nhiều này hẳn là đã có tác động rõ rệt đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc - những người đang tích cực xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày gần đây nhằm trấn an các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong một bài phát biểu vào đầu tuần này, ông Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch nước, đã khẳng định với các nhà đầu tư nước ngoài rằng: "Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở và tốt hơn cho các công ty nước ngoài. Chúng tôi đã điều chỉnh khái niệm về "sáng tạo bản địa", và khẳng định rằng các công ty nước ngoài là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất Trung Quốc."

Ông De Boisséson ca ngợi Bắc Kinh đã hành động chính xác, nhưng cảnh báo rằng những lời ngọt ngào từ giới lãnh đạo không phải sẽ luôn được chuyển thành luật lệ.

Ông khẳng định rằng sự hấp dẫn trong việc tiếp cận thị trường với hơn 1 tỷ khách hàng tiềm năng tại Trung Quốc sẽ không giúp các công ty nước ngoài lấp đầy được những lo ngại về môi trường kinh doanh.

Ông nói: "Chúng tôi mong muốn được chứng kiến những bước đi cụ thể để thực tế có thể chỉ ra rằng toàn thể Trung Quốc là nhất quán về chính sách. Nếu một ngày nào đó các công ty châu Âu không thể chấp nhận những điều kiện kinh doanh ở Trung Quốc nữa, tôi tin rằng họ sẽ thay đổi kế hoạch của mình. Sẽ không ai ở lại đó mãi mãi."

( Theo Lâm Vũ (dịch từ TIME) // vnr500.vn )

  • Đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp
  • Nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá
  • Hoạt động quản lý nhà nước trong tháng 10/2010 và những biện pháp thực hiện trong tháng tới
  • Việt Nam cần thành lập Cục Dầu khí
  • Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào?
  • Kinh tế phục hồi, đang trên đà phát triển
  • Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của tiền đồng (phần 1)
  • Kinh tế Việt Nam: Khoảng trống trong giám sát Tập đoàn kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi