Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khẳng định chỗ đứng tại thị trường nội địa : Hướng đi nào cho doanh nghiệp?

Sản phẩm của DN Bình Dương được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng

Trước tình hình khó khăn của thị trường xuất khẩu bởi tác động của suy thoái kinh tế, thị trường nội địa được doanh nghiệp (DN) trong nước quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, để DN đứng được ở thị trường này đòi hỏi cần một cái nhìn thấu đáo từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, DN và cả người tiêu dùng...

Tầm quan trọng của thị trường nội địa


Cùng lĩnh vực sản xuất sản phẩm gỗ, nhưng trong tình hình không thuận lợi như hiện nay, Công ty Việt Hùng (Bến Cát) vẫn hoạt động khá ổn định. Lý giải về điều này, Tổng Giám đốc Trần Việt Trọng, cho rằng: “Nhờ chúng tôi tập trung cho thị trường nội địa từ trước”. Nhớ lại thời gian đầu, ông Trọng kể: “Chúng tôi xác định thị trường nội địa là quan trọng ngay từ ngày đầu mới thành lập vào năm 2004. Vào thời điểm này, trong lúc nhiều DN tập trung cho xuất khẩu thì chúng tôi tập trung cho thị trường nội địa, vì nhận thấy nếu cứ lo cho xuất khẩu thì sản phẩm gỗ của nước ngoài sẽ lấn dần thị trường của mình. Qua điều tra, chúng tôi thấy mỗi bộ sản phẩm gỗ của Mỹ, Pháp... có giá 5.000 - 7.000 USD, thậm chí cả chục ngàn USD mà vẫn có người mua, điều này cho thấy mức độ tiêu dùng của thị trường nội địa là rất tốt. Nếu xét kỹ thì đối với thị trường nội địa, chúng ta có lợi thế hơn về tập quán tiêu dùng. Đây là lợi thế không hề nhỏ để chúng ta cạnh tranh ngay tại sân nhà”. Chính vì suy nghĩ như vậy, Việt Hùng đã đầu tư 2 siêu thị tại Thuận An và TX.TDM. Khi thị trường thế giới gặp thách thức, Việt Hùng không phải lao đao như nhiều DN gỗ khác là điều đương nhiên.

Nói chuyện với DN Bình Dương gần đây, Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, cho rằng: “Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất thế giới hiện nay. Chúng ta có thị trường rộng lớn với số lượng hơn 86 triệu dân, trong đó có khoảng 60 triệu người tiêu dùng và sẽ còn tăng nữa trong thời gian tới. Bên cạnh đó là thị trường Việt Nam đang rộng mở, người tiêu dùng Việt Nam trẻ, đời sống ngày càng được cải thiện nên xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam tăng nhanh. Trong thời gian vừa qua mặc dù chúng ta có giảm thiểu một chút do lạm phát, nhưng về lâu dài, thị trường Việt Nam vẫn là thị trường phát triển nóng”. Cũng chính vì thấy được vấn đề này từ trước mà rất nhiều công ty ở Bình Dương như Việt Hùng đã thành công. Trong đó, lĩnh vực gốm sứ có Công ty Minh Long I; sản phẩm gỗ có Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành; chế biến nông sản phẩm có Công ty Vinamit... Sự thành công này xuất phát từ cái nhìn của DN đối với thị trường nội địa, để từ đó có chiến lược thích hợp cho từng thời điểm khác nhau trong chiến lược kinh doanh.

Để DN đứng vững ở thị trường nội địa

Đứng ở góc độ tiêu dùng, để DN đứng được ở thị trường nội địa thì tư tưởng “sính hàng ngoại” cần được đả thông. Trong khi hàng Việt Nam đã khẳng định được chất lượng, đẳng cấp ở thị trường quốc tế, trong đó có cả những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, châu Âu... thì một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước vẫn còn nặng tư tưởng sính hàng ngoại. Vấn đề này, bà Vũ Thị Ngọc Trinh, Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Dũng gửi gắm: “Không phải cái gì ngoại cũng tốt, cần hiểu hàng ngoại cũng năm bảy đường. Người tiêu dùng nên cân, đo, đong, đếm mà chọn lựa, bởi lẽ hàng Việt Nam bây giờ chất lượng đã được chứng minh”. Đứng ở góc độ của một nhà phân phối, bà Huỳnh Thị Thanh Xuân, Giám đốc DNTN Hải Long, sở hữu hệ thống siêu thị BD Mart góp ý: “DN hiểu tập quán mua bán theo truyền thống của mình, mỗi DN có ưu thế của mình gắn với một số mặt hàng chiến lược. Nếu linh hoạt thì khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh thị trường nội địa sẽ đạt hiệu quả cao”.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất để DN trụ được ở thị trường nội địa phải nói đến vai trò của Nhà nước. Trong lễ kỷ niệm Ngày truyền thống ngành công thương mới đây, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương Mai Hữu Tín, cho rằng: “Cả Nhà nước và DN cần tập trung hơn cho thị trường nội địa với 86 triệu dân, đây là thị trường quan trọng với mức độ gia tăng tiêu dùng thuộc hàng cao nhất thế giới hiện nay”. Tuy nhiên, theo ông Tín thì về phía Nhà nước, ngành công thương đương nhiên là nơi phát sinh các chính sách để phát triển việc này. DN mong đợi ngành công thương có nhiều giải pháp hơn nữa để giúp DN có điều kiện đứng vững ngay tại thị trường nội địa. Một trong những giải pháp quan trọng nhất và cũng là trách nhiệm lớn nhất của ngành công thương hiện nay là làm sao đẩy lùi hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái đang có mặt khắp nơi trong nước. Mặt khác, đối với hàng rào kỹ thuật, trong khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các nước luôn phải chịu các quy định rất nghiêm ngặt về môi trường, xuất xứ nguyên liệu, điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng... thì ở phía ngược lại, chúng ta khá dễ dãi với hàng hóa nhập khẩu. Do đó, chúng tôi rất mong ngành công thương tập trung hơn nữa vào việc này”. Ý kiến trên cũng là nỗi trăn trở của nhiều DN hiện nay.

Chương trình “Tuần hàng Việt Nam” diễn ra từ ngày 27-4 đến ngày 3-5 do Bộ Công Thương phát động không ngoài mục đích khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam. Khi triển khai, ngành công thương có mời gọi một số DN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tham gia. Ban đầu các DN đều “Ok”, nhưng khi “gút” lại thì các DN xuất khẩu rút lui do sợ bị phạt vì đem hàng xuất khẩu bán ra thị trường Việt Nam khi chưa có ý kiến của các ngành liên quan! Điều này cho thấy trong chính sách khuyến khích DN chiếm lĩnh thị trường nội địa vẫn còn thiếu sự đồng bộ giữa ngành công thương với các ngành khác như thuế, hải quan... DN xuất khẩu đánh mất cơ hội giới thiệu hàng hóa với người tiêu dùng trong nước, còn người tiêu dùng thì không có cơ hội để mua hàng xuất khẩu giá Việt Nam.

(Theo TRỌNG MINH // Báo Bình Dương)

  • Tận dụng cơ hội đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển bền vững
  • ADB hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy thương mại
  • Tìm giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
  • Các nhà tài trợ đánh giá triển vọng tăng trưởng của VN
  • Tháng 5: CPI các loại hàng hóa đều tăng mạnh
  • Vẫn cần cẩn trọng với kinh tế vĩ mô
  • "Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt ổn định kinh tế"
  • 6 vướng mắc của nền kinh tế cần tháo gỡ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi