Các đề xuất đầu tư Casino luôn là một tổ hợp dịch vụ, giải trí hàng tỷ USD, tốn hàng trăn ha đất. Trong khi đó, hiệu quả từ các casino thử nghiệm và những dự án đầu tư mới đều chưa chứng minh được sự cần thiết của nó.
Các casino muốn đầu tư vào Việt Nam phải nằm trong một dự án tổng hợp lớn về du lịch, giải trí có trị giá ít nhất trên 1 tỷ USD. Thực tế, các đề xuất đầu tư Casino luôn là một tổ hợp dịch vụ, giải trí hàng tỷ USD, tốn hàng trăn ha đất. Trong khi đó, hiệu quả từ các casino thử nghiệm và những dự án đầu tư mới đều chưa chứng minh được sự cần thiết của nó.
Câu hỏi đặt ra là những dự án hàng tỷ USD của những ông chủ vốn đã quen kiếm lợi siêu lợi nhuận từ ngành kinh doanh ăn chơi, cờ bạc...liệu có chịu ngồi yên và chờ đợi trước thực tế vắng khách như hiện tại. Hay đằng sau "tấm bình phòng" tổ hợp dịch vụ đắng cấp quốc tế với tiêu điểm hấp dẫn là casino lại là những sân golf, bất động sản và có thể là cả những điều chúng ta chưa lường hết.
Kỳ quan thứ tám: những nỗi lo
Casino đã bằng nhiều cách lên mọc lên ở nhiều địa phương, từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Đà Nẵng Và nhiều dự án đã được chấp thuận đầu tư ở Lạng Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Thọ...Đó đều là những dự án cực lớn và được kỳ vọng tạo ra những đổi thay cho kinh tế ở nhiều địa phương.
Tháng 12/2011, một tập đoàn "ăn chơi" lớn của Mỹ - Las Vegas Sands, đã lần đầu tiên xúc tiến kế hoạch đầu tư khu nghỉ dưỡng phức hợp tại đất nước này, với số vốn đầu tư có thể lên tới 6 tỷ USD. Địa điểm ban đầu dự kiến của tập đoàn này là tại Hà Nội và TP.HCM - hai thành phố có sức cầu lớn nhất và cũng là những khu vực có "hệ số tiêu hoang" cao nhất ở Việt Nam.
Như một "đồng thanh", vào đầu năm 2012, chính quyền tỉnh Quảng Ninh lại đưa ra một dự án đầy tham vọng: xây dựng khu liên hợp du lịch - casino với giá trị đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Nếu được thành hình, đây sẽ là một dự án "vĩ đại" nữa, sau Casino Đồ Sơn.
Trong khi việc xúc tiến đầu tư dự án này đang rầm rộ thì dưới góc độ khác lại đang dấy lên những lo ngại cho sự "trong lành" của Hạ Long.
Dù sở hữu "kỳ quan thứ tám" của thế giới, nhưng bất chấp sự bức xúc cùng vô số phản ánh của dư luận khách du lịch, từ nhiều năm qua rác sinh hoạt, rác tiêu dùng vẫn tràn ngập ở Bãi Cháy và Hạ Long, những nơi mà nhiều du khách trong nước và ngoài nước không muốn quay lại một khi đã đặt chân đến.
Hai vợ chồng du khách Astralia, những người đã bỏ công sức để vớt rác trong vịnh Hạ Long, đã thổ lộ: "Tôi và vợ tôi, Christel, đã làm trong ngành y tế ở nhiều nơi như Anh, Úc, Tây Phi, Bắc cực và đảo Solomon. Chúng tôi đã đi du lịch nhiều nơi và có thể nói là vịnh Hạ Long của Việt Nam các bạn là một trong những nơi đẹp nhất. Tuy nhiên, điều làm chúng tôi thấy buồn là khi thăm vịnh Hạ Long, chúng tôi thấy có quá nhiều chai lọ và những loại rác rưởi khác trôi nổi trên vịnh. Đồng thời với rác rưởi là những vệt nước ô nhiễm theo dòng thủy triều gần cảng vịnh. Sự ô nhiễm đó sẽ tàn phá những rạn san hô của Hạ Long một cách dễ dàng. Và nước đục cũng khiến du khách thật sự không muốn bơi".
Cái nhìn trần trụi của những du khách trên cũng được xác nghiệm bởi một bản báo cáo về hiện trạng ô nhiễm vùng ven biển Việt Nam vào năm 2010, cho thấy vùng nước vịnh Hạ Long được đánh giá là có mức độ ô nhiễm dầu nặng nhất.
Với một cách nhìn khác hơn, bầu không khí thiếu an toàn của môi trường du lịch tại Quảng Ninh không chỉ được bao bọc bởi rác, mà cái chết từ những tai nạn chìm tàu trên biển vẫn là nỗi lo sợ đe dọa thường trực đối với những bản lĩnh yếu bóng vía của khách du lịch. Bên cạnh đó, người ta vẫn chưa thể quên những mất an ninh trật tư, nhựng vụ án nổi tiếng nơi đất này.
"Kỳ quan thứ 8" - Hạ Long đang thực sự đối mặt với nhiều nguy cơ mất điểm khi vẻ đẹp tươi tắn, tự nhiên và trong sáng của nó bị mất đi. Có lẽ sẽ có nhiều điều cần phải làm, có nhiều thứ "rác" cần phải dọn để cho Hạ Long xứng đáng với tên gọi và vẻ đẹp thực có nó. Đó chắn hẳn là điều quyết định để hấp dẫn và thu hút du khách một cách bền vững hay.
Còn casino có phải là một tiêu điểm để hấp dẫn du khách, có phải là một điều cần thiết bên cạnh những giá trị đã được khẳng định và cần được bảo vệ của Hạ Long. Đặc biệt là khi những hiệu quả của nó chưa được chứng minh. Hơn thế, trên thế giới lại có rất nhiều câu trả lời bằng thực tế phồn thịch nhờ du lịch văn hóa, di sản mà không có bóng sang casino
Đất nào cho golf, casino
Vào năm 2009, khi số lượng sân golf do các địa phương trình lên Chính phủ tăng vọt lên đến 156 dự án, thì một nửa trong số đó đã chiếm hết khoảng 8.000 ha đất nông nghiệp.
Biểu đồ đi lên của sân golf và biểu đồ đi xuống của diện tích đất nông nghiệp là một nghịch lý không thể lý giải ở Việt Nam, dù tất cả những người nông dân phải chịu cảnh mất đất để phục vụ cho thói quen ăn chơi của giới thượng lưu, và hơn ai hết là giới chủ đầu tư kinh doanh sân golf và casino, đều hiểu ra cái nghịch lý phũ phàng ấy. Song thời gian cứ trôi qua, cùng sự xuất hiện của hết dự án sân golf này đến dự án sân golf khác.
Vào cuối năm 2009, trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận, bao gồm các nhà khoa học và báo chí về những "thói hư tật xấu" của sân golf như gây ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường và "ăn" cả đất nông nghiệp, cộng với thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ nhoi dự án kinh doanh sân golf có lãi, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải cắt giảm đến 76 dự án do chính quyền các địa phương trình đề nghị bổ sung cho quy hoạch sân golf đến năm 2020. Đến lúc đó, số lượng dự án sân golf là 90.
Cho tới năm 2011, một hệ quả đã được các nhà khoa học và giới phân tích dự đoán đã xảy đến với 90 dự án sân golf trên. Một cuộc kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết luận có đến 69 dự án (chiếm tỷ lệ khoảng 70% số dự án) nghiêng về kinh doanh bất động sản thay vì mục tiêu ban đầu là kinh doanh sân golf.
Nguồn cơn của trào lưu sân golf đã hiện ra: chủ đầu tư lấy đất nông nghiệp của nông dân, phù phép chuyển quyền sử dụng đất thành đất phục vụ sân golf rồi từ đó biến thành đất xây biệt thự và các hạng mục dịch vụ du lịch. Trong thực tế, có dự án chỉ dành 30% diện tích để làm sân golf, còn 70% là bất động sản và những thứ liên quan đến bất động sản.
Trong khi hiện trạng hoạt động của 90 dự án sân golf vẫn không mấy thay đổi, và heeuyf hết không khả quan với kinh doanh golf một số địa phương vẫn tiếp tục đệ trình dự án sân golf lên Thủ tướng. Và trong đó, vẫn có đất nông nghiệp, đất lúa.
Đã không thiếu những minh họa sống động về nạn lạm phát sân golf, đưa ra những minh họa sống động về một xã ở Lâm Đồng phải "cõng" đến 3 sân golf, trong khi bà con nông dân người dân tộc thiểu số vẫn còn trong diện đói nghèo. Với những người nông dân này, kế sách mưu sinh của họ thật giống như mành chỉ treo chuông một khi phần đất đai ít ỏi của họ bị sân golf "nuốt" mất. Không đất đai, không có nghề nghiệp gì khác, họ sẽ sinh sống thế nào đây trong những năm tháng tới?
Cũng như thời xúc tiến đầu tư xây dựng sân golf, hiện cũng đã xuất hiện những ý kiến tô điểm cho "ích nước" của casino. Với nhiều chính quyền địa phương, casino là một "cứu cánh" cho du lịch bản địa. Và điểm trùng khớp là hầu hết các dự án đầu tư casino đều mô tả triển vọng sáng lạn về giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và nguồn thu nhập sẽ dồi dào hơn.
Xem ra, những lý do trên có vẻ khá "hợp lý" đối với nhiều địa phương nhiều năm qua đã không có cách nào đột phá để khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của mình một cách hiệu quả và lại phải tính đến nước có casino?
(VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com