Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam: Thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới

Với những gì mà Việt Nam đã đạt được, các chuyên gia phân tích cho rằng Việt Nam xứng đáng với vị trí số một trong Top các danh sách các quốc gia sắp nổi tiềm năng nhất thế giới.

Thực tế cho thấy trong những năm qua, do những cải cách về chính sách đầu tư mà môi trường đầu tư kinh doanh trở nên khá thuận lợi và được đánh giá khá cao. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể lạc quan về những cơ hội đầu tư mà quốc gia nhỏ bé này mang lại.

Mới đây, hãng tin hàng đầu thế giới công bố danh sách top các thị trường sơ khai (frontier market) và thị trường mới nổi (emerging market) hấp dẫn nhất thế giới. Bảng xếp hạng này dựa trên nhiều số liệu phân tích và dự đoán từ nhiều tổ chức đáng tin cậy trong đó quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới...

Theo Bloomberg, Việt Nam nằm trong top danh sách các thị trường sơ khai tiềm năng nhất đối với các nhà đầu tư quốc tế trong thời gian tới.

Còn Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn là thị trường mới nổi hấp dẫn và tiềm năng nhất thế giới mặc dù IMF dự báo nền tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại trong 5 năm tới. Theo sau Trung Quốc các nước như Thái Lan, Chile, Malaysia... Ấn Độ bị tụt hạng thê thảm do tỷ lệ lạm phát cao và những chính sách mở cửa thị trường thiếu quyết đoán trong năm vừa qua.

Việt Nam được các nhà phân tích đánh giá rất cao về mức độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời buổi kinh tế toàn cầu trở nên hết khó khăn thì tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam luôn ở mức trung bình 7,2% kể từ năm 2000. Đó là một dấu hiệu tốt trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên cũng phải khẳng định Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn lớn. Một trong số đó là vấn đề lạm phát. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức đáng báo động 2 con số.

Năm 2010, tỷ lệ lạm phát là 11,75%, năm 2011 là 18,58%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 23% năm 2011- mức vào nhất khu vực châu Á. Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu luôn biến động và hoạt động kém hiệu quả do tính chất sơ khai và non yếu của thị trường. Chỉ số VN Index giảm 27& năm 2011.

Chất lượng quản lý vĩ mô kém hiệu quả cộng với tình trạng nợ công ngày càng gia tăng khiến cho những khó khăn trên trở nên khó giải quyết và khống chế một cách triệt để. Mặc dù vậy Việt Nam đang trong quá trình phát triển đi đôi với việc khác phục những điểm yếu của nền kinh tế mở cửa để hoàn thiện hơn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, với những gì mà Việt Nam đã đạt được, các chuyên gia phân tích cho rằng Việt Nam xứng đáng với vị trí số một trong Top các danh sách các quốc gia sắp nổi tiềm năng nhất thế giới. Thực tế cho thấy trong những năm qua, do những cải cách về chính sách đầu tư mà môi trường đầu tư kinh doanh trở nên khá thuận lợi và được đánh giá khá cao. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể lạc quan về những cơ hội đầu tư mà quốc gia nhỏ bé này mang lại.

Dưới đây là top 10 thị trường sơ khai tiềm năng nhất trong danh sách của Bloomberg:

1. Việt Nam

Điểm hấp dẫn: 71,4

Quá trình mở rộng kinh tế được thực hiện một cách khá hiệu quả và nhanh chóng đã đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu trong danh sách. Tuy nhiên tại quốc gia này, tình hình lạm phát cũng trở thành một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó là tình trạng nợ công đang được xem là lớn nhất trong hàng ngũ các quốc gia sắp nổi. Sức ổn định của tiền tệ cũng như giá cổ phiếu cũng cần phải được cải thiện.

2. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Điểm hấp dẫn: 66,9

Tỷ lệ tăng trưởngkinh tế khá thấp tại UAE nhưng tình hình lạm phát, nợ công hay chỉ số tài chính thì tương đối ổn định. Đây cũng là một nơi dễ làm ăn đối với các nhà đầu tư.

3. Bungaria

Điểm hấp dẫn: 61,4 -cũng xếp ở vị trí số 3.

Một quốc gia châu Âu khác cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt là Bulgaria. Theo dự báo thì quốc gia này sẽ tiếp tục thúc đẩy GDP và kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải. bên cạnh đó thị trường cổ phiếu cũng khá rẻ. Tỷ giá hồi đoái thì biến động khá nhiều nhưng cũng phải khẳng định Bulgaria là một điểm đến khá tiềm năng cho các nhà đầu tư.

4. Romania

Điểm hấp dẫn: 61,4

Kinh tế của nước này tăng trưởng nhanh gấp đôi Cô- oét và thị trường chứng khoán thì khá thuận lợi. Tuy nhiên thị trường tiền tệ thì lại khá biến động. Bên cạnh đó, nợ chính phủ của quốc gia này cũng ở mức cao.

5. Kuwait

Điểm hấp dẫn: 60,2

Với một hệ thống tiền tệ tương đối ổn định và tỷ lệ nợ công thấp cộng với tình trạng lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, quốc gia này lọt vào vị trí thứ 5. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của nước này vẫn còn ở mức tương đối khiêm tốn.

6. Kazakhstan

Điểm hấp dẫn: 59,3

Quốc gia này được cho là thực hiện tốt nhất các dự án tăng trưởng GDP trong danh sách này. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tỷ lệ lạm phát cao, thị trường cổ phiếu đắt đỏ, hệ thống tiền tệ có phần thiếu ổn đinh. Mặc dù vậy đây cũng là nước dễ kinh doanh.

7. Qatar

Điểm hấp dẫn: 58,5

Tiền tệ không phải là một mối lo tại quốc gia này. Nhưng tăng trưởng GDP lại khá ảm đạm- tốc độ thấp nhất danh sách.Về lạm phát và nợ công cũng như giá cổ phiếu thì ở mức độ trung bình.

8. Serbia

Điểm hấp dẫn: 58,2

Serbia là nước có tốc tộ tăng trưởng tinh tế nhanh nhất trong khu vực kinh tế sắp nổi của châu Âu với thị trường giá cổ phiếu tương đối ổn. Nợ công và sự bất ổn của thị trường tiền tệ đã khiến cho nước này bị xếp vào vị trí tương đối thấp trong bảng xếp hạng. Kinh doanh tại nước này cũng khá khó khăn.

9. Bahrain

Điểm hấp dẫn: 56,2

Là nơi diễn ra công cuộc đổi mới tương đối tích cực, Ba- ren là quốc gia có tỷ lệ lạm phát  thấp, tỷ giá hối đoái ít biến động và môi trường kinh doanh tương đối tốt.

Tuy nhiên giá cổ phiếu thì lại đắt đỏ và nợ công thì đang trong xu hướng tăng.

10. Tunisia

Điểm hấp dẫn: 56,1

Theo hãng Bloomberg thì nước này có môi trường kinh doanh khá thuận lợi. ( Họ có quan hệ hòa hảo với liên minh châu Âu, Ả Rập và liên minh các quốc gia châu Phi). Dự báo GDP sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng bốn năm tới.
 
(Theo Bloomberg, BI)

  • Ở Việt Nam đầu tư vào đâu lãi nhất?
  • Để tre Việt thành thương hiệu thời hội nhập
  • Thu phí giao thông: khó giảm ùn tắc, dễ tăng bức xúc
  • Cần phải làm gì với những cái "nhất" đặc trưng của kinh tế Việt Nam?
  • Tết làm “méo” bức tranh kinh tế tháng 1
  • FDI tháng 1 quá thấp vì... đợi năm Rồng
  • Miếng bánh hay quả bóng?
  • Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi