Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế 6 tháng đầu năm: Vượt khó để tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá trong bối cảnh còn nhiều khó khăn với tốc độ tăng GDP đạt 5,6%. Tuy nhiên vấn đề lạm phát, nhập siêu và lãi suất vẫn là thách thức, đòi hỏi những nỗ lực trong 6 tháng cuối năm.   

Chuyển biến tích cực


Điểm sáng trong bức tranh kinh tế nửa đầu năm nay là kim ngạch XK tiếp tục tăng mạnh, đạt 41,5 tỉ USD, tăng 27,8% so cùng kỳ. Trong đó, chiếm khoảng 2/3 tổng mức tăng kim ngạch XK là tăng về lượng như dầu thô tăng 38%, dệt may tăng 30,3%, da giày tăng 22,8%...

Bộ Công Thương đang điều hành theo hướng tăng XK, kiểm soát nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch XK. Với các biện pháp đồng bộ trong điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, tỉ giá và thị trường ngoại hối đã có chuyển biến tích cực. Hiện tỉ giá đang có xu hướng giảm nhẹ và ổn định trong biên độ, khoảng cách tỉ giá chính thức và tự do đã cơ bản được xóa bỏ.

Bộ KHĐT cũng cho biết, đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục được duy trì. 6 tháng, tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 450.000 tỉ đồng; thu ngân sách đạt khá. Đặc biệt, chủ trương tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên đã được các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc nên đã giảm được khoảng 3.857,7 tỉ đồng chi thường xuyên. Tính đến hết tháng 5, tổng số vốn đầu tư công cắt giảm được là 80.550 tỉ đồng, bằng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, Bộ KHĐT cũng thẳng thắn chỉ ra, những tồn tại hiện nay là lạm phát vẫn đang ở mức cao; mặt bằng lãi suất cao vượt quá khả năng chịu đựng của DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.

Ưu tiên kiềm chế lạm phát

Nhận định về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm và năm 2012, Bộ KHĐT cho rằng: Bức tranh kinh tế - xã hội trong nước còn khá khó khăn do chịu tác động từ bên ngoài và bản thân những yếu kém trong nội tại nền kinh tế. Vì vậy, trong một sớm một chiều chưa thể đưa ngay lạm phát xuống thấp.

Tương tự, mặt bằng lãi suất cũng đang ở mức cao, nhập siêu còn lớn gây sức ép lên tỉ giá và cán cân thanh toán. Khu vực sản xuất kinh doanh đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ; về lâu dài, sẽ phải đưa lãi suất xuống thấp để giảm bớt khó khăn cho DN, nhưng trước mắt vẫn phải kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, phấn đấu để lạm phát cả năm không quá 15%.

Các chuyên gia cho rằng đây là việc không dễ dàng. Theo TS Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) thì muốn kiểm soát tốt lạm phát thì phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố.

Theo ông, dù nói là thắt chặt song trên thực tế hiện lượng cung tiền cho nền kinh tế vẫn rất lớn. So với năm ngoái, việc tăng trưởng tín dụng đặt được đặt ra ở mức dưới 20% vẫn là quá cao, trong khi việc sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Việc cắt giảm đầu tư công cũng cần chặt chẽ hơn, vì có tình trạng nhiều tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước nói là cắt giảm nhưng chỉ cắt những dự án không khả thi hoặc không có khả năng vay được vốn.

Còn cắt giảm đầu tư công thì không nên tư duy theo hướng là điều chuyển vốn từ công trình nọ sang công trình kia. Giải pháp cho chính sách tài khóa, Bộ KHĐT khẳng định: “Chính sách sẽ đặt trọng tâm thắt chặt tài khóa để giảm tổng cầu nhằm giảm sức ép lạm phát trong những tháng còn lại của năm”.

(Báo Lao Động)

  • Cải cách bộ máy Chính phủ theo hướng nào?
  • Đề xuất vội vàng?
  • Lãng phí điện chủ yếu do thiết bị
  • Thị trường xăng dầu: Ai thiệt thòi, ai hưởng lợi?
  • Nghị quyết 11 và kỳ vọng tháng 8
  • Khó cải cách hành chính vì “đụng chạm” quyền lợi
  • Chưa giảm giá xăng dầu, gánh nặng dồn vào người tiêu dùng
  • Giải bài toán kinh tế 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi