Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế 7 tháng đầu năm 2009 đã chuyển biến tích cực

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 chỉ tăng 0,52% so với tháng trước. Sản xuất công nghiệp trừ tháng 1/2009 có tốc độ tăng trưởng âm, 6 tháng còn lại tăng nhanh qua từng tháng.

Chiều 5/8, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009. Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc, sản xuất công nghiệp tăng liên tục, trừ tháng 1/2009 có tốc độ tăng trưởng âm, 6 tháng còn lại giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng nhanh qua từng tháng.

Tính chung 7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 382,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1%. Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ là: Quảng Ninh tăng 11,5%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 10,5%; Thanh Hóa tăng 8,1%; Cần Thơ tăng 7,9%; Đồng Nai tăng 7,3%; Khánh Hòa tăng 7%; Hải Phòng tăng 6,8%; Bình Dương tăng 6,5%,...

Khu vực dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng vận chuyển hàng hoá 7 tháng năm 2009 ước đạt 367,8 triệu tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2008.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2009 ước tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, thương nghiệp tăng 17,7%; khách sạn, nhà hàng tăng 17,9%; du lịch 20,1%; dịch vụ khác tăng 24,0%.
Chỉ số giá tiêu dùng tương đối ổn định, tháng 7 chỉ tăng 0,52% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 3,22%.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng đầu năm 2009 đã giảm xuống còn một con số, với mức tăng 9,25% so với tháng 7/2008.

Sau 7 tháng, có 510 dự án đầu tư nước ngoài được đăng ký mới với tổng vốn đạt 10,1 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký mới là 5,4 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những tác động tiêu cực của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu gây không ít khó khăn cho nền kinh tế, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô và xuất khẩu.

7 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 32,35 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hầu hết các mặt hàng có thống kê về lượng. mức giá bình quân tính được đều giảm rất mạnh như giá dầu thô giảm 53,1%, giá cao su giảm 45,8%, giá hạt tiêu giảm 33,2%, giá cà phê giảm 29,24%, giá gạo giảm 28,6% , giá hạt điều giảm 19,5%, giá than đá giảm 15,8%, chè giảm 9%...

Ước tính sơ bộ, với việc giảm giá xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như trên, kim ngạch xuất khẩu giảm do giá xuất khẩu lên tới trên 6 tỷ USD.

Nhập siêu trong 7 tháng đầu năm khoảng 3,38 tỷ USD, tương đương 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, đây là chỉ số thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2008 (40,8%).

Đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: tuy còn nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, trong từng ngành, từng lĩnh vực còn nhiều khó khăn, nhất là hoạt động xuất khẩu đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số tiền tệ, tín dụng đăng tăng khá cao cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh gây tái lạm phát. 
 
(Tin nhanh hàng ngày // Vinanet)

  • Xuất khoai sang “cường quốc khoai”
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục tăng nhẹ
  • Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009 - 2011
  • Xuất khẩu nông sản: Bức tranh ảm đạm
  • Tín hiệu khả quan từ các gói kích cầu
  • Vai trò của Quốc hội với tam giác Lào-Việt-CPC
  • Trở ngại đối với thị trường điện cạnh tranh
  • Độc quyền quốc doanh: cần một đạo luật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi