Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vai trò của Quốc hội với tam giác Lào-Việt-CPC

Đại biểu 3 nước thăm Nhà thờ gỗ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Ngày 20/7, hội nghị “Vai trò của Quốc hội đối với tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia-Lào-Việt Nam” đã khai mạc tại Kon Tum. Đây là hội nghị đầu tiên của ba Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam.

Đồng chủ trì Hội nghị có ông Chheang Vun, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Tuyên truyền và Thông tin Quốc hội Vương quốc Campuchia, ông Saysomphone Phomvihane, Phó Chủ tịch Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và ông Nguyễn Văn Son, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, lãnh đạo một số tỉnh trong tam giác phát triển ba nước và các vị đại biểu Quốc hội của ba nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng hoan nghênh và đánh giá cao việc chọn chủ đề hội nghị là “Vai trò của Quốc hội đối với Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam”.

Bà Phóng còn khẳng định hội nghị đầu tiên của ba Ủy ban Đối ngoại có ý nghĩa quan trọng góp phần triển khai thực hiện các thỏa thuận giữa ba Chính phủ Lào, Campuchia và Việt Nam về xóa đói, giảm nghèo và đào tạo phát triển nguồn lực, chăm sóc y tế cũng như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, về công nghiệp điện, giao thông và các dịch vụ khác cho đồng bào các dân tộc tại khu vực tam giác phát triển.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Son nêu rõ đây là bước nhằm cụ thể hóa Thỏa thuận hợp tác đã được Quốc hội Việt Nam ký với Quốc hội Campuchia và Quốc hội Lào, triển khai chương trình hợp tác giữa Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ba nước.

Đồng chí nhấn mạnh đây là bước đầu tiên trong việc xây dựng một phương thức hợp tác mới, tạo diễ̃n đàn để các đại biểu Quốc hội ba nước trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau đưa ra các kiến nghị với ba Chính phủ và các cơ quan chức năng, góp phần thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương giữa ba nước một cách thiết thực và có hiệu quả.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Tuyên truyền và Thông tin Quốc hội Campuchia Chheang Vun và Phó Chủ tịch Quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane phát biểu nhấn mạnh lãnh đạo Quốc hội hai nước có chung mối quan tâm với lãnh đạo Quốc hội Việt Nam và mong muốn xây dựng một cơ chế hợp tác tích cực giữa các cơ quan của ba Quốc hội để hình thành một hành lang pháp lý đồng bộ, hài hòa, góp phần cùng Chính phủ thúc đẩy đầu tư phát triển khu vực biên giới giữa ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận về̀ việc hình thành tam giác phát triển, các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, môi trường đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng then chốt như giao thông, thủy lợi, điện; việc phân bổ nguồn vốn; hỗ trợ nông dân, hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế, bảo vệ môi trường.

Hội nghị - làm việc đến hết ngày 22/7 - cũng sẽ trao đổi các biện pháp hợp tác trong thời gian tới nhằm̉ thúc đẩy xây dựng khu vực tam giác phát triển vùng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển phồn vinh, thịnh vượng./.

(Theo TTXVN)

  • Trở ngại đối với thị trường điện cạnh tranh
  • Độc quyền quốc doanh: cần một đạo luật
  • Tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm: Chọn liệu pháp phù hợp
  • ADB giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam
  • Tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
  • Kinh tế Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phục hồi
  • Sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009
  • Kích cầu cần cả hai phía
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi